Tầm quan trọng của môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và ngày 5 tháng 6 hàng năm được là ngày Môi trường Thế giới. Vậy bạn đã biết chủ đề năm 2023 là gì? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của ngày Môi trường Thế giới là gì?
Kể từ năm 1974, Ngày Môi trường Thế giới là ngày đáng chú ý nhất cho hành động vì môi trường. Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức các sự kiện Ngày Môi trường hàng năm nhằm khuyến khích nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, để tái khẳng định trách nhiệm của toàn thể cộng đồng quốc tế. Cụ thể là trong việc hành động để bảo vệ môi trường.
Ngày Môi trường Thế giới nhằm khẳng định trách nhiệm của con người với môi trường
Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2023: “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”
Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Với chủ đề Các giải pháp cho ô nhiễm nhựa, Ngày Môi trường Thế giới năm 2023 được tổ chức nhằm nêu bật nhu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa đang gia tăng bằng cách mở rộng quy mô. Và kêu gọi hành động từ chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
Hơn 400 triệu tấn nhựa sử dụng một lần được sản xuất hàng năm trên toàn thế giới. Trong đó chỉ có dưới 10% được tái chế. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt. Từ đó, gây hại cho sức khỏe con người cũng như tất cả các sinh vật sống. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đồng thời gây ô nhiễm hệ sinh thái. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2023 là tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nhựa. Thông qua cơ sở khoa học hiện có và sự kết hợp hành động của tất cả chúng ta để “Chống ô nhiễm nhựa” #BeatPlasticPollution.
Chủ đề năm 2023 là “Chống ô nhiễm nhựa”
Chủ đề năm nay nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực. Hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Tăng cường tái chế, tái sử dụng. Qua đó, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.
Con người cần làm gì để chống ô nhiễm nhựa?
Loại bỏ đồ nhựa dùng một lần
90% các vật dụng bằng nhựa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta được sử dụng một lần rồi bỏ đi: túi hàng tạp hóa, bọc nhựa, dao kéo dùng một lần, ống hút, nắp cốc cà phê. Hãy ghi lại tần suất bạn dựa vào các sản phẩm này. Và thay thế chúng bằng các phiên bản có thể tái sử dụng. Mỗi năm, gần 20 tỷ chai nhựa được ném vào thùng rác. Vì vậy, hãy sử dụng cốc thuỷ tinh, ly giữ nhiệt có thể sử dụng được nhiều lần. Nhằm thay thế cho ly nhựa sử dụng 1 lần.
Nấu ở nhà nhiều hơn
Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà việc tự nấu ăn giúp hạn chế chất thải nhựa. Hầu hết các hàng quán tại Việt Nam đều sử dụng dụng cụ ăn bằng nhựa. Hoặc nếu có thể, hãy mang hộp đựng thực phẩm của riêng bạn đến nhà hàng để mua thức ăn.
Tái chế
Bạn bối rối về những gì có thể và không thể bỏ vào thùng rác? Kiểm tra số ở dưới cùng của sản phẩm. Hầu hết các chai nước giải khát và chất tẩy rửa dạng lỏng sẽ là #1 (PET). Hầu hết chúng có thể bán cho những cơ sở thu mua phế liệu. Các hộp được đánh dấu #2 (HDPE; thường là các chai nặng hơn một chút để đựng sữa, nước trái cây và bột giặt) và #5 (PP; dao nĩa nhựa, hộp sữa chua và bơ thực vật, chai nước sốt cà chua) cũng có thể tái chế ở một số khu vực.
Hoặc bạn có thể tái chế các chai nhựa thành vật dụng có thể sử dụng được nhiều lần.
Thay vì vứt bỏ, hãy tận dụng các chai nhựa để sáng tạo thành vật dụng trang trí
Mua với khối lượng lớn
Sữa chua dùng một lần, đồ vệ sinh cá nhân cỡ du lịch, các gói hạt nhỏ—hãy cân nhắc tỷ lệ sản phẩm trên bao bì của các mặt hàng bạn có xu hướng mua thường xuyên. Và chọn size lớn hơn thay vì mua nhiều hộp nhỏ hơn theo thời gian.
Sử dụng túi vải thay cho túi ni lông, túi nhựa
Đầu tư vào một chiếc túi vải có khóa kéo và yêu cầu trả lại những món đồ đã được gịặt sạch vào đó thay vì bọc trong nhựa. Và bạn không nên sử dụng perc. Đây là một hóa chất độc hại có trong một số dung môi tẩy rửa. Chất này có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Sử dụng túi vải giúp hạn chế chất thải nhựa, bảo vệ môi trường
Sử dụng sức mạnh của các doanh nghiệp sản xuất
Mặc dù chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt thông qua thói quen của chính mình. Nhưng các doanh nghiệp sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn. Các công ty nên thiết kế bao bì thông minh và thân thiện hơn. Hãy để tiếng nói của bạn được lắng nghe. Viết một lá thư, gửi một dòng tweet cho thương hiệu đó. Để họ lắng nghe môi trường hơn.
Kết luận
Với các mối đe dọa đáng báo động về sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm và lãng phí thực phẩm. Mỗi người nên góp phần làm cho môi trường nơi chúng ta sống lành mạnh cho các thế hệ tương lai của chúng ta. Do các hoạt động của con người có những hậu quả trực tiếp đối với đời sống tự nhiên, Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức hàng năm trên toàn thế giới để làm nổi bật các vấn đề chính xung quanh chúng ta. Đặc biệt, bệnh viện JW Hàn Quốc nhiệt liệt kêu gọi người dân hãy chung tay hành động chống ô nhiễm nhựa nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Vì một cộng đồng, một Việt Nam xanh – sạch – đẹp!