Bệnh viện JW cùng Sài Gòn “đồng sinh”, tiếp lửa tuyến đầu cứu bệnh nhân Covid-19

Với tinh thần chia sẻ và trách nhiệm của một đơn vị thuộc ngành Y, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Bệnh viện JW đã tích cực viện trợ hàng nghìn máy đo nồng độ oxy SpO2, máy bơm tiêm tự động, máy thở HFNC… cho các bệnh viện tuyến đầu với tổng giá trị hơn 3,5 tỷ đồng.

Bác sĩ Tú Dung trao tặng thiết bị y tế, hỗ trợ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới điều trị bệnh nhân Covid-19

2 ngày thần tốc, truy tìm nguồn cung cấp thiết bị y tế đạt chuẩn

Đại dịch bùng phát, khiến việc tìm kiếm và thu mua thiết bị y tế đạt chuẩn khó khăn hơn bao giờ hết. Vì nguồn hàng bỗng nhiên khan hiếm và tăng giá gấp 2-3 lần bình thường. Thậm chí, có 1 số cơ sở bán hàng kém chất lượng hoặc trì hoãn thời gian giao hàng.

Bác sĩ Tú Dung luôn cẩn thận kiểm tra từng thiết bị y tế trước khi đem trao tặng các bệnh viện điều trị Covid-19

Quả thật, trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có những thứ tưởng chừng như bình thường bỗng trở nên đắt giá vì chưa chắc có tiền là mua được. Dẫu nhiều lúc nghĩ rằng, kinh doanh cái gì cũng vậy…nhưng nếu lợi dụng tình hình dịch bệnh mà tăng giá thì quả thật là “tội ác”. Mọi thứ đều trở nên đắt đỏ gấp 3-5 lần bình thường, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm thiết yếu đều tăng giá đến mức không thể tưởng tượng. Dịch bệnh cướp đi mọi thứ…kể cả LÒNG NGƯỜI – Bác sĩ Tú Dung tâm sự về khó khăn trong quá trình mua thiết bị viện trợ các bệnh viện.

Bác sĩ Tú Dun
Bác sĩ Tú Dung gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm mua các thiết bị y tế

Mà thật sự, oái oăm nhất cũng chưa hẳn là chuyện giá cả. Vấn đề thời gian giao hàng của nhà cung ứng quả thật là 1 vấn đề nan giải. Cuối cùng, phải liên tục tìm kiếm thêm nhiều nhà cung ứng khác để đàm phán và đặt hàng thêm để đảm bảo số lượng – Bác sĩ Tú Dung chia sẻ thêm.

Bác sĩ Tú Dung tự mình vào tâm dịch để thấu hiểu nỗi vất vả của các y bác sĩ tuyến đầu

Sau khi nhận được các thiết bị y tế, Bác sĩ Tú Dung và ekip bệnh viện JW nhanh chóng lên kế hoạch đi trao tặng cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị covid-19 và bệnh viện hồi sức covid-19.

Bác sĩ Tú Dun
Bác sĩ Tú Dung không ngại vất vả, hiểm nguy, luôn cùng ekip của mình đến tận các bệnh viện tuyến đầu chống dịch để trao tặng thiết bị máy móc

Bác sĩ Tú Dung trăn trở: Các bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu đang thực sự kiệt sức. Nhưng ngoài kia, số ca nhiễm vẫn tăng cao, tỷ lệ tử vong thật sự khiến người làm ngành y đau quặn. Mua thiết bị y tế đã khó, nay kế hoạch phân bổ còn khó khăn hơn. Có quá nhiều bệnh viện cần sự hỗ trợ, nhưng số lượng tôi viện trợ thì có hạn. Phải phân bổ cho bệnh viện nào? Phân bổ bao nhiêu là hợp lý?

Không ngại nguy hiểm, Bác sĩ Tú Dung đã đích thân lao vào tâm dịch để viện trợ các đồng nghiệp tuyến đầu

Chính vì lẽ ấy, Bác sĩ Tú Dung không ngại vất vả, hiểm nguy, luôn cùng ekip của mình đến tận các bệnh viện tuyến đầu chống dịch để trao tặng thiết bị máy móc.

Hành trình Tiếp sức bệnh viện tuyến đầu chống dịch, bắt đầu trong cơn mưa chiều tầm tã

Dưới cơn mưa trắng xóa của Sài Gòn chiều 15/7, bác sĩ Tú Dung cùng ekip bệnh viện JW không ngại trời mưa đã đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.Thủ Đức), Bệnh viện Quận Gò Vấp, Bệnh viện dã chiến 3,6,7,8 để trao tặng máy đo nồng độ Oxy SpO2.

Bác sĩ Tú Dun
Dưới những cơn mưa hẻ, Bác sĩ Tú Dung đã không quản ngại, tận tay trao tặng từng thiết bị đến các bệnh viện

Khi vừa nhận, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hân – đại diện bệnh viện Quận Gò Vấp xúc động: “Dù tôi chỉ mới đề nghị cách đây 1 ngày, nhưng ngay hôm sau đã được bệnh viện JW viện trợ, điều này thật đáng quý”.

Bác sĩ Tú Dun
Bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hân xúc động khi nhận được viện trợ kịp thời

TS.BS Cao Tấn Phước – Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức vui mừng chia sẻ: “Chúng tôi sẽ lập tức dùng những thiết bị này cho bệnh nhân, các thiết bị mà bệnh viện JW mang đến sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân Covid-19”.

Bác sĩ Tú Dun
TS.BS Cao Tấn Phước – Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức nhận thiết bị y tế mà Bác sĩ Tú Dung gửi tặng

Nơi có nồng độ virus cao nhất TP.HCM

Điểm cuối cùng của ngày 15/7, là nơi được gọi là: “Nơi có nồng độ virus cao nhất TP.HCM”. Bệnh viện dã chiến số 6,7,8,9 với tốc độ xây dựng thần tốc, biến 3 khu nhà tái định cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm thành nơi thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19.

TS. BS Chuyên khoa II Phan Minh Hoàng – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, kiêm Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 6, cho biết:

Dù áp lực điều trị bệnh nhân COVID-19 rất nặng nề trong bối cảnh mỗi ngày TP.HCM ghi nhận 2000 ca dương tính mới, thế nhưng các y bác sĩ đều cố gắng hết sức. Ngoài ra, sự khích lệ và động viên về tinh thần cũng như những đóng góp của các đơn vị y tế khác về trang thiết bị y tế phần nào giúp đội ngũ y bác sĩ đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện dã chiến cảm thấy được chia sẻ, thấu hiểu, nhờ đó áp lực cũng phần nào giải tỏa.

Bác sĩ Tú Dun
TS. BS Chuyên khoa II Phan Minh Hoàng chia sẻ những khó khăn cùng ekip Bệnh viện JW

Dù khó khăn trong quá trình viện trợ, Bác sĩ Tú Dung quyết không bỏ cuộc

Ngày 16/7/2021, Bác sĩ Tú Dung cùng đoàn Bệnh viện JW đã đến thăm và viện trợ cho Bệnh viện Quận Bình Chánh, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Quận Gò Vấp, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Quận Phú Nhuận, Bệnh viện Dã chiến số 3,4,7,8 với tổng số trang thiết bị y tế là 275 máy đo nồng độ Oxy SpO2.

Ngày 20/7/2021, Bệnh viện JW trở lại bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức để trao tặng thêm 20 máy bơm tiêm tự động. Khi vừa nhận máy, bác sĩ Nguyễn Thị Bé – Trưởng Khoa Nội Tiêu Hóa – Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức xúc động nói:

Máy xịn sò quá Bác sĩ Dung, máy này sẽ được đưa vào sử dụng cho các bệnh nhân ngay bây giờ, mỗi bệnh nhân nặng, hồi sức là cần ít nhất 4 máy, có khi 8 máy, mà hiện có hàng trăm bệnh nặng và số ca cứ thế tăng mỗi ngày, mà có máy này là bọn tôi đỡ vất vả lắm, bệnh nhân sẽ được cứu chữa kịp thời hơn.

Bác sĩ Tú Dung xúc động khi vào bệnh viện “đầu não” trong điều trị COVID-19

Một ngày cuối tháng 7, sau một thời gian khó khăn săn tìm thiết bị y tế chống covid-19 khan hiếm, cuối cùng Bác sĩ Tú Dung cũng có được 10 chiếc máy bơm tiêm tự động đầu tiên trong đợt 2. Đáng lẽ ra tới 15 cái, nhưng nơi cung cấp lại chỉ giao 10 cái, mặc dù đã chuyển tiền đầy đủ. Bác sĩ Tú Dung đành cắn răng trao trước 10 cái cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Vì Bác sĩ biết rằng, lúc này Bệnh viện cần gấp nên nhanh chóng chuyển số máy đang có trước.

Bác sĩ Tú Dun
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới phấn khởi khi nhận được thiết bị hỗ trợ bệnh nhân covid-19

Qua cuộc trò chuyện với Bác sĩ Trường – Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bác sĩ Tú Dung nghẹn ngào tâm sự:

Cuộc chiến vô cùng khốc liệt, gương mặt đồng nghiệp của tôi khô gầy hốc hác hẳn. Hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới điều trị: 65 ca thở máy xâm lấn, 200 ca thở máy thường, 6 ca ecmo, 6 ca lọc máu. Các chỉ số cho thấy đây đúng là thành trì cuối cùng điều trị covid nặng. Tôi cũng hiểu thêm, ngoài những chiếc máy bơm tiêm tự động đang rất cần thì máy thở là cực kì cấp thiết. Nó sẽ giúp cho bệnh viện điều trị Covid-19, nơi những bệnh nhân nặng được các bác sĩ giành lại sự sống mong manh cho họ.

Kết thúc chuyến thăm và tặng máy cho bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bác sĩ Tú Dung và đồng nghiệp tiếp tục trao tặng hàng nghìn chiếc khẩu trang N95 cho Bệnh viện Nhân dân 115.

Trực tiếp trao tặng máy bơm tiêm tự động cho bệnh viện Chợ Rẫy

Thấu hiểu sự vất vả của các y bác sĩ thuộc tuyến đầu Hồi sức Covid-19, bác sĩ Tú Dung đã tự mình đến thăm và trao tặng 15 máy bơm tiêm cho bệnh viện Chợ Rẫy vào giữa tháng 8. Tiếp đón đoàn là TS.BS Nguyễn Tri Thức – Giám Đốc BV Chợ Rẫy, Kiêm Giám Đốc Điều Hành BV Hồi Sức chuyên điều trị BN Covid-19 nặng.

Bác sĩ Tú Dun

Khi được hỏi về tình hình, bác sĩ Thức chia sẻ:

Không phải biết nói thế nào… Khó khăn, thiếu thốn không thể kể hết trong đại dịch này. Chỉ riêng Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại BV Ung Bướu 2, TP Thủ Đức thì mỗi ngày cần dùng gần 1500 – 2000 bộ đồ bảo hộ, mà phải sử dụng tiết kiệm lắm nhé Bác sĩ Tú Dung.

Không để bệnh viện nào bị bỏ lại phía sau…

Khi nhận được bất kỳ lời đề nghị hỗ trợ thiết bị nào, bác sĩ Tú Dung và ekip bệnh viện JW không ngại tìm mua và đi đến tận các bệnh viện ở xa như bệnh viện điều trị covid-19 Huyện Bình Chánh hay bệnh viện Cần Giờ để tặng máy thở HFNC và khẩu trang N95.

Ngày vào bệnh viện Huyện Bình Chánh, bác sĩ Tú Dung không khỏi chạnh lòng khi nghe Bí Thư Trần Văn Nam và Chủ tịch Đào Gia Vượng tâm sự:

Chúng tôi bây giờ không còn cảm thấy ngượng mặt khi đi xin viện trợ máy móc, trang thiết bị cho Bệnh viện nữa. Miễn là làm sao điều trị tốt, cứu sống nhiều bệnh nhân là chúng tôi không ngại vác mặt đi xin máy. Thời đại dịch mà… phải vậy…

Bác sĩ Tú Dun
Bác sĩ Tú Dung trao tặng máy thở tại bệnh viện điều trị covid-19 Huyện Bình Chánh
Bác sĩ Tú Dun
Mới đây, bác sĩ Tú Dung và ekip của mình đã đến bệnh viện An Sinh để trao tặng máy thở HFNC

Mới đây, bác sĩ Tú Dung đã cùng với ekip của mình đến bệnh viện An Sinh – Nơi khởi nguồn sự nghiệp bác sĩ, để thăm ban lãnh đạo An Sinh và trao tặng máy thở HFNC.

Chăm lo cho sức khỏe tuyến đầu chống dịch

Không chỉ hỗ trợ các bệnh viện tuyến đầu thiết bị điều trị cho bệnh nhân covid-19, bác sĩ Tú Dung còn hỗ trợ thêm trang thiết bị bảo hộ cho các y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Bác sĩ Tú Dung từng trăn trở khi nghĩ về các đồng nghiệp và các nhân viên y tế:

Thiếu thốn đồ bảo hộ, đồ bảo hộ kém chất lượng, hàng giả thật sự nguy hiểm cho các nhân viên y tế. Đáng nói là, nhiều người mặc đồ bảo hộ chỉ là niềm tin chứ không đúng nghĩa bảo vệ.

Bác sĩ Tú Dung tiết lộ ngân sách tiền tỷ viện trợ các Bệnh viện điều trị Covid-19

Ngay khi nhận biết điều này, bác sĩ Tú Dung đã nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung cấp khẩu trang N95 và đồ bảo hộ chất lượng để tặng cho các bác sĩ và nhân viên y tế ở các bệnh viện tuyến đầu như: Bệnh viện 115, Bệnh viện Cần Giờ, Bệnh viện Quận 11, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Dã chiến số 11, Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Huyện Bình Chánh 01, Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Phước Lộc – Bộ Công An với tổng số lượng là 3000 bộ đồ bảo hộ và khẩu trang N95.

Bác sĩ Tú Dun
Trao tặng thiết bị y tế tại Bệnh viện Dã chiến Phước Lộc

Mặc dù, bệnh viện JW đã ngưng hoạt động gần 5 tháng qua, tuy nhiên hiện nay vẫn tiếp tục hành trình tiếp sức chống dịch cho các bệnh viện tuyến đầu, để đưa Sài Gòn trở lại trạng thái bình thường mới.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc