Sửa mũi sau phẫu thuật nâng mũi

Nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên là do sử dụng sụn nhân tạo chưa phù hợp, Nâng mũi quá cao, da không đủ; Bóc tách chưa đúng lớp, Sự co kéo bất thường sau khi lành thương (cơ địa), Xử lý sóng nhân tạo chưa đúng, Nền sóng chênh vênh, có điểm xương gồ chưa xử lý, Chưa sử dụng sụn tự thân trong một số trường hợp bắt buộc…

Đối với đỏ da mũi thì tùy vị trí có thể xử lý đơn giản hay thay toàn bộ. Với đỏ đầu mũi đơn thuần mà sóng mũi vẫn thẳng thì vẫn giữ được sóng cũ, đơn thuần chỉnh đầu mũi là đủ.Sau 3 tháng là thời điểm lý tưởng để xử lý các trường hợp trên. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng thì mới giải quyết được triệt để. Đỏ thân mũi thì tốt nhất là thay sóng mới, có thể phẫu thuật làm ngay hoặc lấy sóng ra chờ sau 3 tháng.

Khi phẫu thuật lại có thể sử dụng thêm vật liệu độn, hoặc giảm độ cao hoặc thay sóng khác có thể giải quyết được đỏ da. Sử dụng vật liệu như thế nào để tránh hiện tượng đỏ da trở lại rất quan trọng, có thể sử dụng sóng mới đơn thuần, sụn tự thân hoặc độn vật liệu đệm khác nếu cần thiết. Đối với mũi bị vẹo thì tốt nhất là lấy sóng ra và làm lại sóng mới hoàn toàn.

Lưu ý đối với mũi có vẹo ở gốc. Trường hợp này rất dễ vẹo lại cho nên phải bóc tách và đặt sóng phù hợp. Điều quan trọng nữa là cần cố định bên ngoài và bệnh nhân phải theo dõi tái khám trong những ngày đầu… Nếu lộ sóng do mất da thì phải phẫu thuật lấy ngay sóng càng sớm càng tốt. Sau 3 tháng sẽ xử lý lại có đặt sóng hay không tùy trường hợp.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.