Tác hại của tế bào gốc: Có hay không?

Các vấn đề liên quan đến sinh học đang được quan tâm và đầu tư nghiên cứu rất nhiều trong thời gian gần đây. Có thể nói đến như “Tế bào gốc”. Vậy thế nào là tế bào gốc? Tế bào gốc có hại cho cơ thể hay không? Để giải đáp thắc mắc. Có hay không tác hại của tế bào gốc. Bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây.

Tác hại của tế bào gốc

Tế bào gốc được sử dụng trong thẩm mỹ từ rất sớm

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và phát triển biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt để thực hiện chức năng trong một mô cụ thể. 

Từ những năm 1945, tại các nước phát triển việc nghiên cứu tế bào gốc đã trở nên phổ biến. Ngày nay liệu pháp này đã lan rộng trên toàn thế giới.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc máu đã được thực hiện. Hơn nữa, tế bào gốc trung mô cũng đã được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp. Mặt khác, các tế bào gốc trung mô còn thử nghiệm trong điều trị tiểu đường, xơ gan,.…

Nguồn gốc của tế bào gốc

Trước khi tìm hiểu về tác hại của tế bào gốc, bạn nhất thiết phải biết được nguồn gốc của nó. Có như thế, mới có cách thức điều trị thích hợp. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được xác định chắc chắn” Có hay không? Tác hại của tế bào gốc”. Nhưng, đầu tiên bạn cần biết nguồn gốc của nó. Vậy nguồn gốc của tế bào gốc ở đâu? 

  • Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC) là các tế bào đa năng có ở phôi giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang. Các tế bào này có khả năng phân chia để tạo thành nhiều tế bào gốc khác. 

Tác hại của tế bào gốc

Tế bào gốc có thể lấy từ phôi thai

Tuy nhiên, để có được tế bào gốc phôi, người ta phải tách từ phôi nang, mặc dù được tạo thành một cách nhân tạo nhưng cũng nảy sinh vấn đề đạo đức. Liên quan đến tế bào gốc phôi hiện chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu.

  • Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC) là tế bào có tiềm năng biệt hóa thấp hơn tế bào gốc phôi. Loại tế bào gốc này thông thường chỉ có thể lấy từ mô mỡ và tuỷ xương.

  • Tế bào gốc từ mô dây rốn

Mô dây rốn chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau, có thể kể đến như: Tế bào gốc biểu mô, tế bào gốc trung mô và tế bào gốc nội mô…

Mỗi loại tế bào gốc từ mô dây rốn đều là những tế bào đa năng. Các tế bào này có thể biệt hóa thành tế bào trong hệ thần kinh, da, sụn, xương… giúp hỗ điều trị các bệnh lý ở các cơ quan liên quan.

Tế bào gốc có công dụng kỳ diệu nào?

Trong y học tái tạo

Với khả năng có thể biến thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể, tế bào gốc được tạo ra để thay thế các tế bào bệnh. Tế bào gốc được sử dụng để bổ sung, thay thế, sửa chữa cho các tế bào chức năng phát triển lệch lạc gây bệnh hoặc các tế bào đã già yếu, tổn thương. 

Do đó, công nghệ sinh học tế bào gốc được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong tương lai, còn được kỳ vọng có thể phát triển thành mô mới. Và được sử dụng trong cấy ghép và y học tái tạo.

Tác hại của tế bào gốc 2

Hỗ trợ y nghiên cứu y học 

Thử nghiệm, phát triển thuốc

Công dụng của tế bào gốc nuôi cấy giúp sàng lọc độc tính cũng như nghiên cứu hiệu quả của thuốc. Ngoài ra còn kiểm tra xem thuốc có ảnh hưởng gì đến các tế bào của cơ thể không? Các tế bào có bị tổn hại hay không? 

Xêm thêm: Trẻ Hoá Da HIFU SMAS 

Tác hại của tế bào gốc: Có hay không?

Tác hại của tế bào gốc có lẽ là thắc mắc to lớn cho đến thời điểm hiện tại. Không một ai có thể giải đáp chính xác “Có hay không: Tác hại của tế bào gốc?”. Song, không thể phủ nhận một số đóng góp to lớn của nó cho sự phát triển của y học.

Theo Hiệp hội Nghiên cứu tế bào gốc quốc tế (ISSCR) thì:

“Các nhà khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc. ISSCR cho rằng việc tiếp thị phương pháp này là hành vi vi phạm đạo đức y tế và thiếu chuyên nghiệp”. 

Mặc khác ISSCR cũng cho biết hiệu quả của liệu pháp này vẫn là một dấu chấm hỏi to lớn. Chưa có một minh chứng chính xác nào khẳng định hiệu quả của nó. 

Mọi việc sử dụng liên quan đến phương pháp này ngoài các chương trình thử nghiệm là mối đe dọa với sức khoẻ của con người . Đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh phương pháp này là hiệu quả.

Chúng ta chỉ nhận được những cảnh báo tế bào gốc không phải là thuốc và chúng có thể hành động bất thường trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Thế nên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho thắc mắc “Có hay không: Tác hại của tế bào gốc”. Nhưng, không nên sử dụng liệu pháp này mà không có sự giám sát chặt chẽ.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.