Chế Độ Dinh Dưỡng Sau Phẫu Thuật Giảm Béo: Hành Trang Cho Sức Khỏe

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật đóng vai trò then chốt trong quá trình sau phẫu thuật giảm béo.Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thực phẩm nên ăn và kiêng ăn.

Phương pháp giảm béo là gì?

Phẫu thuật giảm béo là các can thiệp y khoa như thu nhỏ dạ dày, cắt dạ dày hình ống hoặc đặt vòng đai dạ dày.

Nhằm giảm lượng thức ăn cơ thể hấp thụ hoặc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng. Các phương pháp này thường được chỉ định cho những người béo phì nặng (BMI ≥ 35). Hoặc mắc bệnh liên quan như tiểu đường, cao huyết áp.

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là bước đầu tiên còn chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật giảm béo mới là yếu tố quyết định sự thành công lâu dài.

giam-beo

Kỹ thuật được chỉ định cho những người béo phì nặng (BMI ≥ 35)

Vai trò của chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, dạ dày và hệ tiêu hóa thay đổi đáng kể, đòi hỏi một chế độ ăn uống đặc biệt. Để hỗ trợ hồi phục, duy trì cân nặng và ngăn ngừa biến chứng. 

  • Hỗ trợ hồi phục: Cung cấp dưỡng chất cần thiết để chữa lành vết mổ và tái tạo mô.
  • Ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng: Đảm bảo cơ thể nhận đủ vitamin, khoáng chất dù lượng thức ăn giảm.
  • Duy trì cân nặng: Giúp kiểm soát lượng calo, tránh tăng cân trở lại.
  • Giảm nguy cơ biến chứng: Tránh các vấn đề như tắc nghẽn dạ dày, trào ngược hoặc thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Giai đoạn dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Giai đoạn dinh dưỡng sau phẫu thuật giảm béo thường được chia thành 4 giai đoạn. Tùy thuộc vào thời gian hồi phục và khả năng tiêu hóa của bệnh nhân:

  • Giai đoạn 1 (1-2 tuần đầu): Chỉ sử dụng chất lỏng trong suốt như nước, nước luộc rau hoặc nước ép trái cây không đường. Mục tiêu là giữ cơ thể đủ nước và tránh áp lực lên dạ dày.
  • Giai đoạn 2 (tuần 3-4): Chuyển sang chất lỏng đặc hơn như súp xay nhuyễn, sữa không đường, hoặc sinh tố protein. Thực phẩm cần dễ tiêu hóa và giàu protein.
  • Giai đoạn 3 (tháng thứ 2): Bắt đầu ăn thức ăn mềm như cháo, khoai tắm nghiền hoặc rau củ luộc xay nhuyễn. Lượng thức ăn tăng dần nhưng vẫn ưu tiên protein và hạn chế đường, chất béo.
  • Giai đoạn 4 (sau 2 tháng): Chuyển sang chế độ ăn bình thường nhưng với khẩu phần nhỏ, ưu tiên thực phẩm lành mạnh. Bệnh nhân cần duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ.

Mỗi giai đoạn cần được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng giám sát. Để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. 

che-do-dinh-duong-sau-phau-thuat

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với sức khỏe

Thực phẩm nên kiêng sau giảm béo

Một số thực phẩm có thể gây hại cho hệ tiêu hóa hoặc làm giảm hiệu quả phẫu thuật, bao gồm:

  • Thực phẩm nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có thể gây hội chứng dumping (buồn nôn, tiêu chảy).
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Đồ chiên rán, thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dạ dày.
  • Thực phẩm khó tiêu: Thịt đỏ, đồ ăn cay, hoặc thực phẩm chế biến sẵn có thể gây khó chịu.
  • Rượu bia và caffeine: Kích ứng dạ dày và làm mất nước.
  • Thực phẩm nhiều tinh bột trắng: Bánh mì trắng, mì sợi dễ gây tăng cân.

Thực phẩm nên ăn sau giảm béo

Để hỗ trợ hồi phục và duy trì cân nặng, bệnh nhân nên ưu tiên các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, cá, trứng, đậu hũ, sữa chua không đường. Sẽ giúp tái tạo mô và duy trì cơ bắp.
  • Rau củ quả: Cung cấp chất xơ, vitamin, và khoáng chất. Ưu tiên rau lá xanh, cà rốt, bí đỏ luộc hoặc hấp.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Yến mạch, gạo lứt cung cấp năng lượng bền vững mà không gây tăng cân.
  • Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt (với lượng nhỏ) hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Thực phẩm bổ sung: Vitamin D, B12, sắt, hoặc canxi nếu có dấu hiệu thiếu hụt.
che-do-dinh-duong

Để hỗ trợ hồi phục và duy trì cân nặng nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây

Các vấn đề thường gặp về chế độ dinh dưỡng

Biến chứng do ăn uống không đúng cách sau phẫu thuật giảm béo. Đây là điều nhiều bệnh nhân gặp phải, bao gồm:

  • Hội chứng dumping: Xảy ra khi ăn quá nhiều đường hoặc chất béo, gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, sắt, hoặc canxi nếu không bổ sung đúng cách.
  • Tắc nghẽn dạ dày: Do ăn thực phẩm rắn quá sớm hoặc không nhai kỹ.
  • Trào ngược dạ dày: Gây cảm giác nóng rát, khó chịu nếu ăn thực phẩm kích ứng.

Để tránh các vấn đề này, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên ăn chậm và theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn mửa hoặc mệt mỏi kéo dài. Phải liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám sức khỏe. 

tu-van-suc-khoe

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, ăn chăm và thăm khám sức khỏe

Lời kết

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật giảm béo không chỉ là yếu tố hỗ trợ hồi phục. Mà còn là chìa khóa để duy trì vóc dáng và sức khỏe lâu dài. Bằng cách tuân thủ các giai đoạn dinh dưỡng sau phẫu thuật, lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Tránh những sai lầm trong ăn uống, bạn có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh hơn. Liên hệ với Bệnh viện JW qua HOTLINE : 09.6868.1111 hoặc đăng ký để được bác sĩ tư vấn thực đơn phù hợp nhất nhé!

Xem thêm:
Bệnh Viện JW Hàn Quốc