Hỏi đáp cùng chuyên gia về Phẫu thuật thẩm mỹ đẹp – An toàn

Ngày 29-10, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc cùng các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, đại diện Sở Y tế TP.HCM đã có mặt tại chương trình giao lưu trực tuyến do báo Thanh Niên tổ chức, mang đến cho bạn đọc những thông tin chính thống và hữu ích về phẫu thuật thẩm mỹ đẹp an toàn. 

Chương trình với sự góp mặt của

– Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM

– PGS TS BS Cao cấp Đỗ Quang Hùng – Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy, Tổng Thư ký hội PTTM TP.HCM

TS BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW

– Bác sĩ Lưu Kính Khương – Trưởng khoa gây mê, hồi sức, Bệnh viện Nhân dân 115

Hỏi đáp cùng chuyên gia

VY PHƯƠNG hỏi: Tình trạng cho thuê, mướn chứng chỉ hành nghề để làm PTTM, người cho thuê chỉ đứng danh nghĩa, còn người làm là người khác, Sở Y tế đã từng kiểm tra, phát hiện và xử lý. Việc này SYT có biện pháp mạnh nào không? Dẫn chứng 1-2 phòng khám cụ thể.

BÁC SĨ NGUYỄN HOÀI NAM – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM giải đáp:

Qua công tác kiểm tra của Sở Y tế: chưa có căn cứ xác lập hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề.

Sở Y tế cũng đã từng kiểm tra phát hiện và xác lập hành vi hành nghề khi chưa có chứng chỉ 4 trường hợp, cung cấp dịch vụ khám bệnh không phép 4 trường hợp. Sở Y tế đã đình chỉ hoạt động của cơ sở và giao về cho phòng y tế quận huyện giám sát. Trong thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục tổ chức thêm nhiều đoàn kiểm tra giám sát các cơ sở thẩm mỹ.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam giải đáp thắc mắc cho bạn đọc
 

DIỄM MY – TP.HCM hỏi: Bác sĩ cho hỏi đối với bệnh nhân bị bệnh máu khó đông khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như làm mũi, độn cằm, căng da mặt… thì có ảnh hưởng gì không ạ?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW giải đáp:

Chào bạn. Câu hỏi của bạn rất chung chung, không rõ tình trạng máu khó đông là do bệnh lý nào, do dùng thuốc hay không, mức độ ra sao. Về nguyên tắc khi phẫu thuật thì vấn đề đông máu là phải được đảm bảo, có những bệnh lý máu khó đông mức độ nhẹ có thể thực hiện được hoặc có thể dùng một số thuốc trong quá trình phẫu thuật để đảm bảo an toàn cuộc mổ. Khi có vấn đề về bệnh lý máu khó đông thì phải báo cho bác sĩ biết rõ tình trạng của mình để có thể thực hiện việc mổ này hay không.

Bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung giải đáp thắc mắc tại chương trình giao lưu trực tuyến

VIÊN ĐAN CHÂU – TP Hồ Chí Minh hỏi: Cho mình hỏi qui trình để tiến hành thực hiện một ca phẫu thuật thẩm mỹ như thế nào? Có cần phải khám sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật không

PGS TS BS Cao cấp Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy, Tổng Thư ký hội PTTM TP.HCM giải đáp

Cuộc phẫu thuật nào cũng đều có những nguy cơ nhất định cho nên cần phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá các chức năng trong cơ thể được an toàn trong khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Ngoài ra, khách hàng phải yêu cầu và cần tư vấn kỹ những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, cũng như khách hàng phải trình bày một cách rõ ràng các nguyện vọng của mình để các BS có thể phục vụ theo ý muốn của mình.

Bác sĩ Đỗ Quang Hùn lưu ý những vấn đề trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và hậu phẫu

TRẦN THỊ PHƯƠNG HUYỀN – TP Hồ Chí Minh hỏi: Chắc chắn người dân không thể biết được cơ sở đó đã được cấp phép chưa? Bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề chưa? Người dân có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ có thể xem các thông tin này ở đâu? Cổng thông tin của Sở y tế, Bộ y tế có thông tin này không?

BÁC SĨ NGUYỄN HOÀI NAM Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM giải đáp: 

Bạn có thể vào website của Sở Y tế http://thongtin.medinet.org.vn để tra cứu thông tin về chứng chỉ hành nghề của bác sĩ và các cơ sở thẩm mỹ.

Cổng thông tin tra cứu thông tin của Sở Y tế TP.HCM (ảnh minh hoạ)
Tra cứu thông tin người hành nghề y được cấp chứng chỉ hoạt động (ảnh minh hoạ)
Tra cứu thông tin cơ sở khám chữa bệnh (ảnh minh hoạ)

THÚY VI – Hà Nội hỏi: Các tai biến do thuốc mê thường biểu hiện ra sao? Vì sao tai biến? Cách nào để cứu bệnh nhân? Thời gian vàng để cứu bệnh nhân sốc thuốc mê.

BÁC SĨ LƯU KÍNH KHƯƠNG – Trưởng khoa gây mê – hồi sức, Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp: 

Trong gây mê có thể gặp nhiều tai biến và biến chứng.

Tai biến do thuốc mê có thể gặp như quá liều thuốc gây tuột huyết áp, suy hô hấp, loạn nhịp tim, buồn nôn sau mổ, hay sốc phản vệ do thuốc giãn cơ phụ thuộc vào cơ địa người bệnh.

Trong trường hợp gây tê cũng hay gặp nhiều tai biến như ngộ độc thuốc tê do tiêm quá liều hoặc do cơ địa người bệnh nhạy cảm với thuốc tê đã sử dụng, hoặc thuốc được hấp thu vào máu quá nhanh do tiêm thuốc ở những vị trí giàu mạch máu.

Ngoài ra có thể gặp sốc phản vệ do thuốc tê, nếu nhẹ bệnh nhân chỉ bị dị ứng, biểu hiện như phù quanh hốc mắt, tê môi lưỡi, nặng hơn bệnh nhân có thể khó thở, loạn nhịp tim, trụy tim mạch thậm chí có thể hôn mê và tử vong.

Trong những trường hợp tai biến biến chứng đòi hỏi bệnh nhân phải được phát hiện kịp thời, có đầy đủ phương tiện thuốc men để hồi sức cho người bệnh, đồng thời người bác sĩ gây mê phải có đủ kiến thức kinh nghiệm để xử lý đúng và nhanh nhất có thể bởi vì não thiếu oxy 4 phút là có thể tổn thương không hồi phục.

Do đó theo quy định của Bộ Y tế đòi hòi người bác sĩ gây mê phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề gây mê, chứng chỉ hồi sinh tim phổi. 

Bác sĩ Lương Kính Khương giải đáp chi tiết các vấn để về gây mê và hồi sức

VĂN TÌNH – Tây Ninh hỏi: Bác sĩ cho em hỏi là tiềm filler, nâng mũi chỉ, nâng mũi sụn sườn thì phương pháp nào hiệu quả và an toàn hơn ạ?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung giải đáp:

Chào bạn. Kỹ thuật nâng mũi có nhiều phương pháp, tùy vào tình trạng mũi, mức độ mong muốn của bệnh nhân, tay nghề bác sĩ. Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp không chính quy trong y khoa, gây nhiều biến chứng.

Nâng mũi bằng filler chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn và rất hạn chế khi tạo hình dáng mũi. Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân thì có nhiều loại sụn như sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn… Đa phần sụn vách ngăn, sụn tai là tốt nhất, sụn sườn là sụn khỏe nhất chứ không phải sụn tốt nhất. Nếu đã mổ mũi nhiều lần gây co rút đầu mũi, sụn vách ngăn, sụn tai không còn đủ thì mới làm sụn sườn.

Xem thêm:
Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.