Chấp nhận cắt tuyến vú điều trị bệnh ung thư vú quái ác, nhưng rồi chính họ phải mang nỗi đau xé lòng, sống một mất một còn. Dự án cộng đồng “Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú” của Bệnh viện JW khơi dậy hi vọng để những người phụ nữ tội nghiệp lại được tái sinh.
Cắt bỏ tuyến vú – tự ti, mặc cảm, mất mát và nỗi đau mấy ai hiểu thấu
Từ ngày nhận tin mình mắc phải căn bệnh ung thư vú quái ác mà chỉ cần nghe thôi người phụ nữ cũng cảm thấy khiếp sợ, chị dường như từ bỏ mọi hy vọng trong cuộc sống. “Bỏ mạng hay bỏ ngực?” – câu hỏi thẳng thừng của một vị bác sĩ đau đáu trong chị suốt một thời gian. Nhưng sau tất cả, chị vẫn còn gia đình nhỏ phải lo, vẫn còn người chồng, con thơ để chăm sóc. Thế rồi, chị cắn răng chịu đựng cảnh sống “một mất một còn” sau khi đoạn ngực.
Những nỗi đau lần đầu thổ lộ của những bệnh nhân ung thư vú
Cứ ngỡ, rồi giờ đây, khi đã thoát khỏi vòng tay tử thần, chị sẽ lại có thể hết mình lo cho chồng con, sống cuộc sống an yên mà chẳng còn lo sợ gì. Nhưng ngờ đâu, cũng chính lúc từ bỏ một phần cơ thể, chị mới nhận ra cuộc sống nào đâu màu hồng đến thế. Chính lúc này, mọi khổ đau, mọi mặc cảm đã bắt đâu bủa vây lấy chị.
Giờ đây, chị bắt đầu làm bạn với miếng độn ngực thô cứng, vì bây giờ vòng 1 bên lồi bên lõm, khiến chị không thể tự tin diện bất cứ trang phục nào, những bộ quần áo yêu thích trước đây, bây giờ cũng phải cất gọn trong một góc tủ. Đã vậy, người đời còn buông lời cay nghiệt, họ xì xào bàn tán đủ chuyện sau lưng chị, nào là: “Bả mất vú rồi”, “Ngực bả bây giờ kì dị lắm”, “Để ý kĩ vòng 1 của bả đi”,… Bao lời cay đắng cứ thế ngấu nghiến tâm hồn chị, dù đã cố tình không nghe thấy nhưng sao có thể bỏ mặc cảm xúc của mình? Vậy là chị chấp nhận từ bỏ công việc mình theo đuổi suốt mấy mươi năm, để không còn nghe thấy những lời nói chua ngoa ấy nữa.
Thế nhưng, mặc cảm nào đã chịu buông tha cho chị. Cứ ngỡ trong lúc chị đau khổ, tuyệt vọng nhất, người chồng mà chị hết mực yêu thương sẽ trở thành bờ vai vững chắc. Ấy thế mà, trong lúc chị bị mọi người xa lánh, khinh thường, người chồng ấy lại quay lưng với chị. Hằng đêm, người chồng đầu ấp tay gối ngày nào, lại thà ôm gối chứ không ôm chị, mặc chị đã mở lời nỉ non.
Nỗi đau vẫn còn chưa dừng lại, mất ngực rồi, chị phải làm sao đây khi con thơ vẫn còn đòi sữa mẹ, hằng đêm oà khóc trong cơn đói, khao khát để nhận được tình yêu thương từ dòng sữa ấm áp.
Khát khao tái tạo ngực để được sống nguyên vẹn hình hài
Ung thư vú, rồi lại cắt bỏ tuyến vú, bi kịch dồn bi kịch, mặc cảm đè nén mặc cảm, tất cả đều đã chạm đáy nỗi đau. Rồi họ phải ra sao đây để lại được sống một cuộc đời bình thường?
Ước mơ được tái tạo ngực sau điều trị ung thư vú – niềm kiêu hãnh của mọi người phụ nữ, khát khao được sống với nguyên vẹn hình hài, hy vọng đủ sức, đủ khả năng để còn lo cho chồng, chăm sóc đứa con thơ. Tuy đơn giản nhưng liệu rằng có phép màu nào giúp họ chạm được những mơ ước ấy?
Hàng ngày họ sống trong dằn vặt đau khổ, vì nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có ai giúp họ hồi sinh nét quyến rũ ngày nào. Mặc những bộ đồ dày nhất, chồng nhiều lớp quần áo nhất có thể để che nhẹm đi khiếm khuyết vòng 1. Dùng những món đồ hỗ trợ như miếng độn ngực để coi như bù đắp phần nào phần ngực lõm của mình. Tạm gác lại những sở thích riêng, gác lại những ước mơ chỉ một lòng làm những gì mình có thể làm, sống một đời mà chẳng biết ngày mai liệu chính mình có còn được vui vẻ, hạnh phúc hay không?
Hằng đêm, trong những cơn suy tư, điều họ nghĩ đến không còn là những niềm vui trong ngày, không còn là những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp nữa, họ đơn giản chỉ là khát khao để được khôi phục nguyên vẹn hình hài, được tái tạo ngực, được trả lại niềm kiêu hãnh, thiêng chức thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào.
Căn bệnh ung thư vú đã kéo theo ước mơ của họ, cắt bỏ tuyến vú tưởng chừng giải quyết tất cả lại cuốn trôi hy vọng được sống bình thường của những người phụ nữ đáng thương. Liệu rằng, có cánh cửa nào không để họ được sống một đời hạnh phúc?
Tái tạo ngực mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng ngàn phụ nữ
Thấu hiểu nỗi đau của hàng ngàn phụ nữ, Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc đã chính thức khởi động dự án “Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú” với thông điệp “Quyến rũ hồi sinh, hạnh phúc tái sinh”. Dự án được kỳ vọng sẽ mở ra lối thoát cho hàng nghìn phụ nữ ôm nỗi đau mặc cảm xé lòng sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ mô tuyến vú điều trị ung thư.
Chia sẻ về dự án ý nghĩa này, Bác sĩ Tú Dung cho biết:
Rất nhiều bệnh nhân ung thư vú chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau điều trị cắt mô tuyển. Tôi từng có cơ hội trò chuyện với nhiều bệnh nhân ung thư vú. Thấu hiểu được nỗi đau của họ và nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của họ sau ca phẫu thuật tái tạo ngực, càng thôi thúc tôi có thêm động lực để phát triển dự án này và mang thông điệp tích cực “Quyến rũ hồi sinh, hạnh phúc tái sinh” lan tỏa trong cộng đồng.
“Động lực để dự án ra đời là từ sự thấu hiểu nỗi đau về thể xác và tâm hồn của phụ nữ, những nạn nhân của bệnh ung thư vú. Tôi khâm phục tinh thần chiến đấu kiên cường để được sống mà lo cho gia đình của họ”, Bác sĩ Tú Dung chia sẻ.
Theo Bác sĩ Tú Dung, tái tạo thẩm mỹ vòng một cần dựa trên nhiều yếu tố: Thời điểm tái tạo (trì hoãn hoặc tức thời), chất liệu tái tạo (tái tạo tự thân hoặc tái tạo bằng túi) và cuối cùng là tái tạo quầng vú, núm vú. Trong tái tạo tự thân, các bác sĩ sẽ thực hiện chuyển vạt có cuống hoặc vạt tự do với ưu điểm là ngực sau tái tạo sẽ tự nhiên. Ngoài ra, các bác sĩ có thể đặt túi ngực trong thẩm mỹ, hoặc đặt túi giãn thì một và thì hai. Đặc biệt là kết hợp cấy mỡ tự thân để vòng ngực trở nên tự nhiên, mềm mại.
“Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú, không chỉ là lời hứa. Nó là cả một tâm huyết – hành trình nỗ lực để tạo nên một điều thực sự ý nghĩa cho cuộc sống của những bệnh nhân này. Thẩm mỹ điều trị giúp điều trị phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ và đặc biệt là chữa lành những vết thương tâm hồn”, Bác sĩ Tú Dung nhấn mạnh.