Ngộ độc thuốc tê và các biện pháp xử lý hiệu quả

Ngộ độc thuốc tê chính là nguyên nhân gây ra các tai biến gặp trong phòng phẫu thuật. Ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Theo dõi bài viết dưới đây để có các biện pháp xử lý hiệu quả nếu bị ngộ độc thuốc tê nhé.

Ngộ độc thuốc tê là như thế nào?

Gây tê là một trong những phương pháp được sử dụng trong y khoa. Thuốc tê được dùng để ức chế tạm thời xung động thần kinh từ ngoại biên tới trung ương làm mất cảm giá. Đặc biệt là cảm giác đau ở nơi thuốc tiếp xúc.

ngo doc thuoc te 1

Ngộ độc thuốc tê

Thuốc tê được sử dụng trong các phương pháp gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống, gây tê đám rối, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tĩnh mạch… Đặc biệt, thuốc Lidocain đường tĩnh mạch còn được sử dụng làm thuốc chống loạn nhịp tim. Ngộ độc thuốc tê là một phản ứng có hại nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Một số triệu chứng ngộ độc thuốc tê bạn cần lưu ý:

Thông thường, ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch. Tuy nhiên, tùy từng loại thuốc tê, đường dùng, liều lượng mà biểu hiện sẽ khác nhau. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau thì phần lớn đã bị ngộ độc thuốc tê:

Triệu chứng thần kinh trung ương

  • Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tai, mắt mờ
  • Có các kích thích như nói nhảm, lú lẫn, kích động, rung hoặc co giật
  • Có các dấu hiệu ức chế như ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê hoặc ngừng thở

thuoc te

Thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch

Triệu chứng tim mạch

  • Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, thậm chí ngừng tim
  • Huyết áp tụt kẹt

Nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thuốc tê 

Vì thuốc tê không được bày bán phổ biến nên việc ngộ độc thuốc tê thường ít xảy ra ở cộng đồng mà chủ yếu xảy ra trong cơ sở y tế. 

Có thể ngộ độc thuốc tê chủ yếu do khi gây tê tại chỗ nhưng tiêm nhầm thuốc vào tĩnh mạch hoặc do dùng quá liều thuốc. Ngoài ra, việc truyền tốc độ quá nhanh hoặc tiêm nhầm các chế phẩm chưa pha loãng. Một số trường hợp pha thuốc tê với epinephrine để kéo dài thời gian sử dụng cũng có thể gây ngộ độc thuốc tê.

thuoc te 1

Chủ yếu xảy ra trong cơ sở y tế

Ngày nay, một số ít trường hợp sử dụng thuốc tê trái phép với mục đích xấu. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Đa phần các loại thuốc tê này được sử dụng không tinh khiết. Do đó, dễ gây các triệu chứng ngộ độc thuốc tê kèm các triệu chứng nguy hiểm khác. 

Các biện pháp xử lý ngộ độc thuốc tê hiệu quả 

Nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thuốc tê. Phải có sự can thiệp ngay lập tức của bác sĩ chuyên khoa. Ngay sau đó cần tuân thủ những biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn và hạn chế những biến chứng nguy hiểm:

  • Lập tức ngừng tiêm thuốc tê 
  • Gọi hỗ trợ 
  • Lấy xe cấp cứu
  • Thở oxy 100%, đặt nội khí quản thở máy nếu cần.
  • Truyền Lipid 20% Kiểm soát đường thở bằng cách tiêm tĩnh mạch 1,5nl/kg Lipid 20% trong 2-3 phút, truyền duy trì 0,25ml/kg/phút. Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa ổn định cần tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự (1,5ml/kg). Tổng liều không vượt quá 12ml/kg hay 1000ml trong 30 phút.
  • Điều trị co giật: Benzodiazepin (Midazolam) tránh dùng Propofol nhất là ở những bệnh nhân huyết động không ổn định
  • Điều trị nhịp chậm: Atropine

ngo doc 1

Tuân thủ những biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn

  • Trường hợp ngừng tim: cấp cứu ngay. Hồi sinh tim phổi. Gọi đơn vị tim phổi nhân tạo gần nhất dùng ngay Lipid 20% và liều adrenalin 1mcg/kg. 
  • Rung thất: sốc điện. Không sử dụng: Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác.
  • Tiếp tục theo dõi 4-6 giờ nếu có biến cố tim mạch, hoặc ít nhất 2 giờ nếu có biến cố thần kinh trung ương.

Kết luận

Ngộ độc thuốc gây tê có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân vô cùng nhanh chóng. Do đó, việc tiêm thuốc tê phải được thực hiện tại các cơ sở uy tín và chất lượng. Bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và cần hết sức cẩn trọng trong quá trình điều trị. Có kinh nghiệm xử lý kịp thời khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường trong quá trình phẫu thuật.

Do đó, để tránh các vấn đề ngộ độc thuốc tê trong quá trình phẫu thuật. Tại Bệnh viện JW đã cập nhật các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, thuốc gây mê phẫu thuật hiện đại đạt chuẩn và được thực hiện bởi bác sĩ gây mê có nhiều năm kinh nghiệm. Các bác sĩ được đào tạo bài bản thực hiện gây mê hồi sức sẽ đem lại hiệu quả điều trị tối ưu, hạn chế tối đa biến chứng ngộ độc thuốc tê. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 0968681111 để được bác sĩ tư vấn giúp mình nhé.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc