Căng da bụng: Quy trình chăm sóc và thực hiện phẫu thuật

Căng da bụng được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp các chị em lấy lại vòng eo thon thả. Các chị em phụ nữ, thường gặp vấn đề về vòng eo chảy xệ và mỡ thừa tích tụ nhiều. Cùng JW, tìm hiểu một số thông tin dưới đây nhé!

Thế nào là căng da bụng?

 Được biết đến là phương pháp  phẫu thuật,  nhằm điều chỉnh lại các mô mềm cùng thân. Bắt đầu từ mô mềm vùng thân, từ bờ dưới của xương sườn. Cho đến vùng bẹn của xương mu, mục đích chính là tạo ra một thân hình đẹp và cân đối nhất. Thỏa mãn những tỷ lệ cơ bản của thân thể về thẩm mỹ.

Kết hợp với chỉnh sửa các biến dạng do mỡ và da của vùng hông và mặt sau thân. Bằng cách hút mỡ và cắt da mở rộng. Hút mỡ kết hợp với căng da bụng, gần như bắt buộc để việc phẫu thuật được hoàn thiện tạo hình hơn. 

Thế nào được xem là căng da bụng?

Theo tác giả Melvin A. Schiffman (2001), đã đưa ra bảng phân độ sa, giãn thành bụng. Dựa theo tình trạng da, mỡ, cân cơ thành bụng. Để lựa chọn những phương pháp phẫu thuật tạo hình như sau :

Type

Da

Mỡ

Hệ cân cơ

Phương pháp

Type 1

Thừa ít

Tùy theo

Trương lực cơ kém

Hút mỡ- cắt mỡ

Type 2

Thừa vừa

Tùy theo

Trương lực cơ kém ở vùng bụng dưới

Vùng da  bụng mini

Type 3

Thừa nhiều

Tùy theo

Trương lực cơ vùng bụng dưới và trên đều kém

Vùng da ngang dưới có chuyển rốn

Type 4

Thừa rất nhiều

Tùy theo

Trương lực cơ rất kém

Da bụng ngang dưới có chuyển rốn phối hợp với hút và cắt mỡ

Căng da bụng bán phần (Mini – abdominoplasty)

Theo tác giả Melvin A. Schiffman (2001), đã đưa ra bảng chỉ định trên lâm sàng như sau :

Lâm sàng

Mô tả

Hình dáng cơ thể

Thon, vừa, không béo phì

Hình dáng bụng

Phần thấp và dưới rốn phình to

Mô thừa

Chủ yếu phần bụng thấp dưới rốn

Độ nhão cân cơ

Chỉ ở phần bụng dưới

Độ giãn cơ thẳng bụng

Không quá 2cm trên rốn.

Căng da bụng bán phần

Căng da bụng bán phần

– Bệnh nhân chọn thuộc type II của bảng phân độ Melvin A. Stiffman.

– Được thực hiện gây mê NKQ hoặc gây mê tĩnh mạch phối hợp với tê tại chỗ

– Bệnh nhân sẽ nằm ngửa khi phẫu thuật, không nằm tư thế Fowler để tránh sẹo bị kéo lên trên. Như vậy sẽ khó dấu được sẹo sau khi phẫu thuật 

– Phẫu thuật căng da bụng: rạch da theo đường vẽ tới vùng tiếp giáp cân sâu. Bóc tách lên đến rốn, cắt bỏ lớp mỡ thừa và khâu phục hồi cân cơ. Nếu cần thì có thể kéo lớp da thừa xuống, phủ đường gạch dưới bụng. 

– Cắt bỏ phần da thừa sau khi đã ướm thử, không nên cắt quá nhiều. Tránh tình trạng có nếp da mỡ thừa vùng ngang rốn. 

– Đặt dẫn lưu kín

– Đóng kín da 3 lớp như thường quy.

Căng da bụng toàn bộ (Full abdominoplasty):

 – Kỹ thuật này được thực hiện dưới gây mê toàn thân. 

– Đường mổ được vẽ trước mổ, khi bệnh nhân đứng : vẽ đường gạch dưới là đường ngang trên vùng mu, hơi cong lõm lên trên, cách đường viền lông mu 2cm và kéo dài sang 2 bên. Song song trên nếp bẹn 1cm, lên tới gai chậu trước trên. Nắm lấy nếp da mỡ thừa, vẽ đường gạch trên. 

– Phẫu thuật: rạch da theo đường vẽ, xuống qua da, mỡ và cân nông. 

– Tới vùng tiếp giáp cân sâu thì tiếp tục bóc lên trên đến rốn. 

– Giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ tiếp tục bóc lên tới mũi ức và bờ sườn 2 bên. Khâu phục hồi cân cơ thành bụng. 

– Tạo lỗ rốn trên vạt da mỡ và khâu cố định rốn. Khâu kéo vạt da mỡ xuống cân sâu thành bụng bằng 16-18 mũi chỉ cố định.

–  Kéo vạt da mỡ xuống và cắt bỏ da mỡ thừa. 

– Đóng kín vết mổ 3 lớp sau khi đặt dẫn lưu.

Quy trình chăm sóc sau khi căng da bụng: 

  • Phủ gạc lên vết thương và băng ép
  • Bệnh nhân nằm trên giường bệnh, thân tựa lên gối và chân được nâng cao.
  • Kháng sinh được cho tĩnh mạch ngay trước mổ
  • Tập đi lại sớm và phải hít thở đầy đủ, dần dần ăn trở lại sau 3 ngày.
  • Ngưng công việc ít nhất 2 tuần, không vận động và khiêng vật nặng ít nhất 6 tuần.
  • Thời điểm rút dẫn lưu tùy từng trường hợp (thường vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 khi mà dịch trong ống dưới 30ml/24h) và cắt chỉ sau 10 ngày. Máu bầm dưới da có thể tồn tại 2-3 tuần và tình trạng sưng phù sẽ hết sau 6-12 tuần.
  • Mang gaine bụng 3-6 tháng sau khi căng da bụng 
                                                                             Quy trình chăm sóc

Một số biến chứng thường gặp phải:

  • Bệnh nhân thường gặp tình trạng,tai biến do đã có sẵn.
  •  Bệnh lý  khác  tiềm ẩn bên trong cơ thể như: tim mạch, tiểu đường, viêm tắc tĩnh mạch sâu,…
  • Tai biến tắc đường thở trong gây mê cũng rất quan trọng.
  • Bệnh nhân có thể bị thiếu hay thừa dịch thể, rối loạn điện giải.
  • Ngộ độc thuốc tê nếu tiêm quá liều trong khi phẫu thuật căng da bụng 
  • Các biến chứng tắc tĩnh mạch do huyết khối và thuyên tắc động mạch phổi. Dẫn đến tử vong đã xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam.

 Biến chứng sớm: 

  • Tụ máu.
  • Tụ thanh dịch
  • Nhiễm trùng
  • Bong biểu bì.
  • Vết thương không lành.
  • Hoại tử da, mỡ thành bụng.
  • Viêm tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mỡ

Biến chứng về thẩm mỹ sau khi căng da bụng:

  • Sẹo xấu vùng vết mổ
  • Lồi, giãn, thâm, phần tiếp giáp giữa 2 vùng da không bằng phẳng.
  • Sẹo ở vị trí quá cao, quá dài, không đối xứng.
  • Thành bụng không phẳng, không đều.
  • Bụng vẫn còn to, còn nhiều da, mỡ.
  • Phần mu bị kéo lên trên quá cao, trở nên to, dị dạng
  • Rốn xấu, méo mó, teo nhỏ hay quá to.
  • Rốn sai vị trí: quá cao, quá thấp, lệch đường giữa.
  • Sẹo lồi quanh rốn, mất các nếp da tự nhiên.
                                                                           Bệnh nhân gặp biến chứng

Phẫu thuật căng da bụng tại Bệnh viện JW Hàn Quốc, đang được nhiều khách hàng quan tâm để giải quyết các vấn đề về mỡ thừa. Với đội ngũ Bác sĩ và nhân viên chăm sóc đầy kinh nghiệm, JW tự tin mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

 

Content Protection by DMCA.com
Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: