Nâng mũi S line sụn sườn thực sự tốt hay chỉ là tin đồn? Trò chuyện trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dạo gần đây nhiều chị em có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ nâng mũi bằng sụn sườn tự thân. Vậy thực sự nâng mũi sụn sườn là như thế nào? Hãy cùng trò chuyện với TS. BS. Nguyễn Phan Tú Dung – Trưởng Khoa Tái phẫu thuật mũi kiêm Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc và TS. BS. Man Koon Suh – Giám đốc hệ thống Bệnh viện thẩm mỹ JW toàn cầu để hiểu hơn về kỹ thuật nâng mũi này.
TS.BS. Nguyễn Phan Tú Dung và TS. BS. Man Koon Suh tại sự kiện thành lập Chuyên khoa Tái phẫu thuật mũi tại Bệnh viện JW chi nhánh Việt Nam
Bạn đọc hỏi chuyên gia nâng mũi trả lời:
N.T.T (Trà Vinh): Thưa TS. BS. Nguyễn Phan Tú Dung, có rất nhiều phương pháp nâng mũi vậy những trường hợp nào được chỉ định nâng mũi bằng sụn sườn?
BS. Nguyễn Phan Tú Dung: Kỹ thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoàn toàn từ trước kia đã không còn được thịnh hành. Hiện nay, công nghệ mới trong nâng mũi là phương pháp nâng mũi S line. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo chỉnh hình toàn diện cấu trúc mũi. Sụn tự thân có thể lấy từ sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn,… Khi sụn vách ngăn quá yếu hoặc đã phẫu thuật lấy đi trước đó thì sụn sườn là giải pháp thay thế. Hoặc trường hợp mũi đã mổ nhiều lần gây co rút mà sụn vách ngăn không đủ khoẻ thì ưu tiên dùng sụn sườn tạo lại trục mũi và đầu mũi
Phương pháp S line làm cải thiện hoàn toàn tình trạng mũi ngắn hếch, to bè
Thưa TS. BS. Man Koon Suh, được biết ông là người chuyên sâu về tái phẫu thuật mũi, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về dùng sụn sườn?
BS. Man Koon Suh : Tại Bệnh viện JW chúng tôi, khoảng 70% bệnh nhân đến sửa mũi là tái phẫu thuật mũi, đa số thực hiện nâng mũi trước đó nhưng chưa hài lòng hoặc bị một số biến chứng. Ở Hàn Quốc các bác sĩ thường dùng sụn vách ngăn cho nên gặp trường hợp mổ lại thì đa phần chúng tôi dùng sụn sườn, nói chung sụn sườn là giải pháp cuối cùng khi tất cả các loại sụn khác đã dùng
Vậy có nhất thiết là phải sử dụng sụn sườn khi phẫu thuật nâng mũi không thưa bác sĩ Tú Dung?
BS. Nguyễn Phan Tú Dung: Như Bác sĩ Man Koon Suh đã nói, sử dụng sụn sườn là sự lựa chọn cuối cùng, do đó chúng ta cần ưu tiên các sụn vành tai, sụn vách ngăn để tạo hình cấu trúc mũi.
Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sườn có nguy hiểm lắm không? Thưa bác sĩ Man Koon Suh?
BS. Man Koon Suh: trong các kỹ thuật lấy sụn tự thân thì lấy sụn sườn là một kỹ thuật khó và bác sĩ phải có kinh nghiệm. Bác sĩ phải biết bệnh nhân có đủ sụn sườn hay không, vị trí lấy sụn sườn nào là phù hợp. Hơn nữa phẫu thuật lấy sụn sườn phải cần gây mê trong bệnh viện, do đó một bệnh viện đúng quy định về khoa gây mê hồi sức thì có thể thực hiện nâng mũi bằng sụn sườn an toàn được.
Sụn sườn tự thân vừa lấy trực tiếp chưa qua xử lý
Thưa bác sĩ Tú Dung, có một số ý kiến cho rằng sụn tự thân sẽ bị tiêu đi, vậy đối với sụn sườn có bi tiêu đi sau khi sử dụng nâng mũi hay không?
Bác sĩ Tú Dung: Một đặc điểm của sụn tự thân là hấp thụ đi một phần nhỏ theo thời gian, do vậy bác sĩ phải có kinh nghiệm lấy bao nhiêu là hợp lý, có thể kết hợp thêm một số sụn tự thân khác và quan trọng nhất là phải biết kỹ thuật tái cấu trúc mũi như thế nào là phù hợp để khi sự hấp thụ một phần sụn sườn, dáng mũi bạn không thay đổi nhiều.
Cấu trúc mũi đã thay đổi hoàn toàn, mũi thanh thoát và dáng mũi vô cùng tự nhiên bằng phương pháp nâng mũi S line
Như vậy, nâng mũi bằng sụn sườn không đơn giản nhưng cũng không phải quá phức tạp. Để có được một chiếc mũi hài hòa và ưng ý chúng ta nên lựa chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện.
Quý vị nào có bất kì thắc mắc nào khác về nâng mũi vui lòng để lại câu hỏi vào hộp mail: thammyvienhanquoc@gmail.com hoặc liên hệ hotline 0968681111 để được bác sĩ Tú Dung giải đáp trực tiếp
Ưu đãi cho khách hàng đến 9 triệu khi sử dụng dịch vụ nâng mũi Sline.
Nâng mũi bằng sụn sườn Giải cứu chiếc mũi hỏng đã hoại tử