Hiện nay, rất nhiều trường hợp hoại tử mặt, mắt, mũi, … do bị lừa tiêm silicon lỏng. Không ít người đã bị tiền mất tật mang khi đã trao niềm tin tại các cơ sở thẩm mỹ “chui”. Để hạn chế ảnh hưởng đến tính mạng hãy theo dõi bài viết dưới đây. Giúp mọi người có thể phân biệt được chất làm đầy (Filler) và Silicon lỏng.
Hiểu đúng về chất làm đầy (Filler) và Silicon lỏng
Về thành phần:
- Chất làm đầy (Filler): Phần lớn các chất làm đầy trên thị trường là chất làm đầy tạm thời và phổ biến nhất là hyaluronic acid. Hyaluronic acid là một hợp chất tự nhiên có trong da có thể chứa một lượng lớn nước. Từ đó duy trì cấu trúc và chức năng của da. Hyaluronic acid hoạt động như chất làm đầy để thay thế mô bị mất. Những thương hiệu phổ biến nhất của Hyaluronic acid là Juvederm® và Restylane®.
Chất làm đầy (Filler)
- Silicon lỏng: Silicone là một hợp chất cao phân tử (polymers) có tên hóa học là dimethylpolysiloxane, với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Silicon lỏng và các hỗn hợp của nó pha với một số chất khác. Như dầu thực vật, acid béo…được sử dụng để bơm vào làm đầy các khuyết lõm dưới da. Làm tăng khối lượng tổ chức theo ý muốn. Năm 1995, Bộ Y tế nước ta đã ban hành cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể.
Silicon lỏng
Hướng dẫn cách kiểm tra:
Khi tiến hành thực hiện một phương pháp làm đẹp nào. Mọi người nên yêu cầu cơ sở thực hiện, người thực hiện cho kiểm tra chất làm đầy trước khi thực hiện (Bao bì cần có mã code, tem, xuất xứ rõ ràng). Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mọi người. Giúp hạn chế các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng cũng như là có thể dẫn đến tử vong.
Trước khi tiêm cần kiểm tra mã code, tem, xuất xứ rõ ràng
Tình trạng sau khi tiêm:
- Tiêm silicon lỏng: Viêm, sưng đỏ tại vùng tiêm và lan tỏa xung quanh kéo dài liên tục nhiều tháng. Sau một thời gian, vùng tiêm xơ cứng. Bề mặt da tím và ngày càng xơ bì lan tỏa do Silicone vùng bị viêm đã xâm nhập từ mô, cơ, dưới da….
- Tiêm filler: Sẽ tiêu dần sau một thời gian, không có hiện tượng xơ cứng hay bầm tím lan tỏa. Trường hợp tiêm filler tại cơ sở không chất lượng thì có thể áp-xe, nhiễm trùng và vùng áp-xe sẽ vỡ (đối với tiêm Silicon thì không có hiện tượng này).
Hiểm họa khôn lường khi thực hiện tiêm Silicon vào cơ thể
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất làm đầy khác nhau, nổi bật là Filler và Silicon. Trong đó, chỉ một số ít chất làm đầy lưu hành trên thị trường được Bộ Y tế cho phép sử dụng trên cơ thể người. Nhưng có một số thẩm mỹ viện vì chạy theo lợi nhuận cá nhân. Nên đã dùng chất làm đầy bị cấm. Và Silicon lỏng là chất làm đầy rẻ tiền hay được sử dụng nhiều nhất. Nhiều trường hợp đã bị lừa là tiêm filler nhưng thật ra là tiêm Silicon vào cơ thể. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như là tâm lý của người thực hiện.
Những biến chứng biến dạng mặt khi tiêm silicon lỏng
Nhiều chị em đã trở nên xinh đẹp, quyến rũ và tự tin hơn sau khi tiêm chất làm đầy vào cơ thể. Nhưng hậu quả sau đó là những biến chứng biến dạng vùng viêm, gây áp xe thậm chí là hoại tử. Những sản phẩm đó có thể là chất làm đầy trôi nổi không có nguồn gốc xuất xứ được nhiều viện thẩm mỹ sử dụng. Các chị em sẽ phải đối diện với hậu quả nặng nề. Nếu làm đẹp này tại các cơ sở làm đẹp “chui” hay sử dụng silicon lỏng, chất làm đầy “dởm”.
Bác sĩ Tú Dung giải cứu mũi biến dạng sau 6 lần nâng mũi
Nếu dùng silicon lỏng tiêm vào cơ thể dễ gây ra biến chứng tắc mạch. Khi bị tắc mạch, máu sẽ không thể đủ để nuôi dưỡng bộ phận được tiêm vào. Như mắt, môi, mũi, mặt dễ gây ra hoại tử những bộ phận đó, nguy hại nhất là có thể gây tử vong.
Bác sĩ Tú Dung cảnh tỉnh mọi người khi tiêm silicon lỏng
Ngày nay, rất nhiều báo đưa tin về các trường hợp bị biến dạng, hoại tử do bị lừa tiêm silicon vào cơ thể. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những chị em đã và đang chuẩn bị thực hiện làm đẹp cho bản thân mình. Nên tìm hiểu kỹ những cơ sở thẩm mỹ và đến những bệnh viện uy tín. Để tránh “tiền mất tật mang” gây hậu quả nặng nề đến tính mạng của bản thân.
Tại Bệnh viện JW, Bác sĩ Tú Dung đã giải cứu nhiều trường hợp hoại tử khi tiêm silicon lỏng vào cơ thể. Nhiều trường hợp đã bị silicon ăn sâu và lan tỏa trong cơ thể. Gây viêm nhiễm phải thực hiện phẫu thuật nhiều lần mới có thể nạo hết silicon. Đồng thời, Bác sĩ Tú Dung cũng đã cảnh tỉnh mọi người phải làm đẹp một cách an toàn, tránh tin lầm spa chui gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh viện JW đã giải cứu thành công nhiều ca biến chứng nặng sau khi tiêm silicon lỏng
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn giữa chất làm đầy (Filler) và Silicon. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ đối với vẻ đẹp mà còn đối với sức khỏe và tính mạng của bạn. Hãy liên hệ với Bệnh viện JW qua số HOTLINE: 0968681111 để được bác sĩ JW tư vấn nhé.