Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau hút mỡ đùi

Hút mỡ là một trong những dịch vụ làm đẹp được khá nhiều chị em quan tâm hiện nay. Cũng vì vậy mà có rất nhiều cơ sở mọc lên như nấm, để có thể làm đẹp an toàn thì chị em nên lựa chọn có sở uy tín cũng như tìm hiểu qua quy trình chăm sóc sau hút mỡ đùi nhé.

Tổng quan về hút mỡ đùi  

Hút mỡ là một can thiệp ngoại khoa nhằm lấy bỏ mỡ thừa khu trú tại một số vùng trên cơ thể nhờ hệ thống ống hút để làm thon gọn, tạo đường cong cơ thể mong muốn. 

Trước và sau khi hút mỡ đùi

Với sự phát triển những thiết bị và kỹ thuật hút mỡ như hiện nay, có thể nói vùng nào trên cơ thể cũng có thể hút mỡ được. Vùng mặt và cổ, cánh tay, ngực, lưng bụng, hông, mông, đùi, gối, bắp chân, mắt cá chân… Ngay cả tuyến vú nữ hóa ở nam (gynecomastia) cùng có thể điều trị bằng hút mỡ.

Chọn lựa bệnh nhân là một tiêu chí để đạt được kết quả tạo hình đẹp. Không phải tất cả ai có yêu cầu đều hút mỡ được, phải tư vấn kỹ lưỡng xem mục đích của bệnh nhân là gì, bệnh nhân mong muốn được thay đổi hình dáng như thế nào, bệnh nhân hy vọng gì sau khi hút mỡ. Bác sĩ sẽ giải thích điều gì đạt được và không thể được khi phẫu thuật hút mỡ.

Chọn lựa phương pháp vô cảm tùy thuộc vào phẫu thuật viên, ý muốn của bệnh nhân, lượng mỡ dự định hút, có hay không phẫu thuật khác kết hợp với hút mỡ.

  • Gây tê tại chỗ hay gây tê vùng thích hợp khi lượng mỡ cần hút ít. 
  • Nếu hút mỡ lượng nhiều cần gây mê và bệnh nhân cần nằm viện.

Bác sĩ gây mê cần chú ý rằng 70% lượng nước truyền làm ướt mô mỡ được hấp thu để tính toán lượng dịch truyền trong khi phẫu thuật.

Các biến chứng sớm sau hút mỡ đùi

Biến chứng gần

Tai biến của gây mê, gây tê.

Tai biến phẫu thuật:

  • Tai biến tắc mạch:
  • Viêm tắc tĩnh mạch hoặc tắc mạch phổi là biến chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng. Nguy cơ này càng cao khi bệnh nhân có tiền sử từng mắc bệnh này;
  • Tắc mạch mỡ gây ra do sự di chuyển của mỡ tự do đi vào trong máu, với biểu hiện rất đau ở đầu mút chân tay nếu chúng gây tắc mạch và hoại tử.

Đề phòng

Cho bệnh nhân vận động sớm ngay sau mổ

Cân nhắc sử dụng thuốc chống đông sau mổ dạng tiêm hay dạng uống.

  • Chảy máu: chảy ra ngoài hoặc chảy bên trong gây máu tụ. 

Đề phòng:

Ngừng các thuốc aspirine, thuốc chống viêm giảm đau và thuốc chống đông đường uống ít nhất 10 ngày trước mổ;

Băng ép tốt sau phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng: tai biến này ít gặp, nhưng đôi khi lại rất nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề.

Đề phòng:

Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi tiến hành thủ thuật, dùng kháng sinh dự phòng.

  • Hoại tử da: Rất ít gặp.

Biến chứng xa:

  • Thay đổi cảm giác : có thể gặp tê, giảm cảm giác vùng mổ, rối loạn này thường sẽ hồi phục sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng;
  • Da sần vỏ cam: Do phẫu thuật viên hút không đều tay, để lại lớp mỡ chỗ dày chỗ mỏng, hoặc do hút mỡ quá sát da;
  • Hút mỡ không đủ, hoặc không cân đối;
  • Hút mỡ quá nhiều, để lại những vùng lõm, bề mặt không đều;
  • Da không co lại đồng đều sau mổ, gây ra những nếp gấp, đôi khi cần phẫu thuật để sửa lại, đồng nghĩa với việc có thêm sẹo.

Da sần vỏ cam

 

Sẹo xấu 

Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau hút mỡ đùi

  • Vết rạch da để đưa ống hút vào cần khâu lại, nếu vết rạch da nhỏ dưới 3mm thì không cần khâu.
  • Băng ép vùng hút mỡ
  • Dịch làm ướt có thể thoát qua vết rạch da trong vòng 24-36 giờ qua vết rạch da
  • Bệnh nhân có thể tắm sau 1-2 ngày và thay băng ép sạch sẽ.
  • Khi lượng dịch hút ra trên 2000ml cần đặt dẫn lưu. Rút ống dẫn lưu khi lượng dịch thoát dưới 30ml/ngày
  • Băng ép hay quấn nịt ( compression garment) phải mang ngày đêm trong 4 -6 tuần khi hút mỡ đùi trong và ngoài

Tái khám theo lịch như sau:

  • Cắt chỉ sau 5 ngày
  • Theo dõi vết bầm da sau 2 tuần
  • Theo dõi hiện tượng phù nề sau 6 tuần
  • Kết quả đầu tiên sau 3 tháng
  • Kết quả đạt được cuối cùng sau 6 tháng

Lưu ý:

  • Cần tư vấn kỹ hiện tượng sưng hay phù nề có thể kéo dài lâu, 80% sẽ giảm sau 6 tuần và mất hẳn sau 4-6 tháng
  • Phải nằm viện ít nhất 1 ngày sau phẫu thuật để theo dõi
  • Vận động bình thường nhưng nhẹ nhàng ngay trong tuần đầu để giảm nguy phù nề và tăng dần. Cuối tuần đầu có thể sinh hoạt bình thường, đi bộ ngoài trời hay đi bộ trên máy tập.
  • Sau 3 – 4 tuần, khi phù nề và vết bầm giảm nhiều, có thể không cần băng ép
Xem thêm:
Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.