Treo cung mày có 2 hình thức là: treo cung mày đường mổ trên và đường mổ dưới. Dưới đây là quy trình chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật của cả 2 hình thức:
Quy trình chăm sóc bệnh nhân treo cung mày đường mổ trên
Tổng quan về treo cung mày đường mổ trên
Là phẫu thuật cắt da phía trên cung mày nhằm gia tăng khoảng cách giữa cung mày và mắt, cải thiện tình trạng cung mày thấp do bẩm sinh hay cung mày sụp do da lão hóa. Treo cung mày đường mổ trên được thực hiện bằng phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ.
Đường mổ trên chân mày
Các biến chứng thường gặp khi treo chân cung mày đường mổ trên
Chảy máu sau mổ:
- Yếu tố gợi ý:
- Sưng to bất thường
- Bầm máu lan rộng bất thường
- Xử trí:
- Nếu chảy máu ít: băng ép tại chỗ, chườm lạnh
- Nếu chảy máu nhiều => phẫu thuật cầm máu, lấy máu tụ
Nhiễm trùng:
- Phẫu thuật treo cung mày đường mổ trên là phẫu thuật sạch, da vùng trán – cung mày có máu nuôi tốt nên rất hiếm khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Nếu có, nhiễm trùng vết mổ biểu hiện bởi sưng, đau, chảy dịch tại vết mổ.
- Xử trí: dùng kháng sinh đường uống kết hợp vệ sinh vết mổ mỗi ngày bằng dung dịch povidine.
Hướng dẫn chăm sóc sau mổ cho khách hàng
Ngày 1
- Tắm gội, rửa mặt bình thường. Sau khi tắm, lau khô vết mổ bằng gạc sạch hoặc tampon
- Tái khám tại bệnh viện : Vệ sinh vết mổ bằng dung dịch povidine và nước muối sinh lý, chú ý đánh giá tình trạng sưng nề.
Ngày 2-7
- Bôi tế bào gốc giúp hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn
- Tự vệ sinh vết mổ tại nhà mỗi ngày một lần bằng dung dịch nước muối sinh lý
Ngày 5-7
- Có thể cắt chỉ từ 5-7 ngày tùy tình trạng vết thương và điều kiện của bệnh nhân (ở xa, đi nước ngoài … )
- Trong trường hợp cắt chỉ sớm (5-6 ngày) cần khâu tăng cường kĩ lớp dưới da
Ngày 8-30
- Có thể bôi hỗ trợ thêm thuốc chống thâm, chống sẹo
Quy trình chăm sóc bệnh nhân treo cung mày đường mổ dưới
Tổng quan về treo cung mày đường mổ dưới
Là phẫu thuật cắt da phía dưới cung mày nhằm giải quyết tình trạng dư da vùng mi trên. Treo cung mày đường mổ dưới thực hiện bằng phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ
Treo cung mày đường mổ dưới
Các biến chứng thường gặp khi treo chân cung mày đường mổ dưới
Chảy máu sau mổ:
- Yếu tố gợi ý:
- Sưng to bất thường
- Bầm máu lan rộng bất thường
- Xử trí:
- Nếu chảy máu ít: băng ép tại chỗ, chườm lạnh
- Nếu chảy máu nhiều => phẫu thuật cầm máu, lấy máu tụ.
Nhiễm trùng:
- Phẫu thuật treo cung mày đường mổ dưới là phẫu thuật sạch, da vùng trán – cung mày có máu nuôi tốt nên rất hiếm khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Nếu có, nhiễm trùng vết mổ biểu hiện bởi sưng, đau, chảy dịch tại vết mổ.
- Xử trí: dùng kháng sinh đường uống kết hợp vệ sinh vết mổ mỗi ngày bằng dung dịch povidine
Hướng dẫn chăm sóc sau mổ cho khách hàng
Ngày 1
- Tắm gội, rửa mặt bình thường. Sau khi tắm, lau khô vết mổ bằng gạc sạch hoặc tampon
- Tái khám tại bệnh viện : Vệ sinh vết mổ bằng dung dịch povidine và nước muối sinh lý, chú ý đánh giá tình trạng sưng nề.
Ngày 2-7
- Bôi tế bào gốc giúp hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn
- Tự vệ sinh vết mổ tại nhà mỗi ngày một lần bằng dung dịch nước muối sinh lý
Ngày 5-7
- Có thể cắt chỉ từ 5-7 ngày tùy tình trạng vết thương và điều kiện của bệnh nhân (ở xa, đi nước ngoài … )
- Trong trường hợp cắt chỉ sớm (5-6 ngày) cần khâu tăng cường kĩ lớp dưới da
Ngày 8-30
- Có thể bôi hỗ trợ thêm thuốc chống thâm, chống sẹo.