Răng hô hàm trên, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về tính thẩm mỹ và khiến bạn tự ti rất nhiều. Cùng Bệnh viện JW Hàn Quốc, tìm hiểu bài viết dưới đây về giải pháp niềng răng nào phù hợp nhé!
Bạn hiểu thế nào về răng hô hàm trên?
Hô hàm là một thuật ngữ chỉ tình trạng hàm trên và dưới đều phát triển quá mức. Tình trạng này, sẽ làm sai lệch khớp cắn và chênh lệch. So với toàn bộ cấu trúc xương của gương mặt.
Còn đối với tình trạng, răng hô ở hàm trên thì chỉ hô ở phần hàm trên chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp hô hàm. Khi hàm trên bị hô, bạn sẽ dễ dàng nhận định qua các dấu hiệu sau:
- Cười hở lợi
- Răng cửa chìa ra phía trước
- Nhìn nghiêng thấy khuôn miệng hàm trên chìa ra
Trường hợp, răng bị hô hàm trên nặng có thể bạn sẽ không ngậm được miệng, không khép chặt được cơ miệng. Đối với trạng thái bình thường dù cơ môi đang thả lỏng hết mức. Không chỉ mất tính thẩm mỹ, mà còn khiến bạn tự ti khi giao tiếp, cười, nói chuyện.
Hô hàm trên như thế nào?
Hiện nay, có 3 dạng hô bao gồm như sau:
- Hô do răng: xương hàm không hô, chỉ hô do trục răng và răng chìa ra phía trước
- Hô do xương: xương hàm nhô ra phía trước nhiều về mặt lồi. Tuy nhiên, phần trục răng lại thẳng, không bị ngả ra phía trước.
- Hô kết hợp cả xương và răng: khuôn mặt nhìn góc nghiêng lồi ra ngoài nhiều. Xương hàm hô sẽ chìa ra phía trước, kèm theo trục răng chìa ra bên ngoài quá nhiều.
Nguyên nhân răng hô hàm trên thế nào:
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bạn bị hô hàm trên, nhưng phải kể đến các yếu tố sau đây:
- Di truyền: khoảng 70% trường hợp răng hô xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ… răng hô thì tỷ lệ con cháu mắc phải cũng cao hơn.
- Dinh dưỡng: giai đoạn thay răng phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để răng phát triển. Nếu như thiếu canxi và khoáng chất, răng có thể bị mọc lệch và đè lên nhau. Gây ra tình trạng răng bị hô hàm trên nhiều hơn.
- Thói quen xấu ở giai đoạn mọc răng: thói quen như đẩy lưỡi, mút ngón tay…. trong một thời gian dài. Sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, gây ra tình trạng răng hô hàm trên.
- Xương hàm và răng phát triển mất cân đối đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng răng bị hô.
Răng bị hô hàm trên có niềng được không?
Niềng răng được xem là một trong những kỹ thuật điều trị hô hàm được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, để đạt hiệu quả điều trị cho răng hô hàm trên. Thì sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người ở mức độ thế nào. Đối với tình trạng này, niềng răng sẽ mang lại kết quả hiệu quả và khắc phục các tình trạng răng mọc không đều.
Như vậy, nếu răng bị hô ở hàm trên có thể niềng từ giai đoạn 6-12 tuổi thì kết quả nhận lại rất cao. Thậm chí có thể khắc phục được hoàn toàn cấu trúc xương hàm.
Răng hô có niềng được không?
Tuy nhiên bằng kỹ thuật nào cũng vậy, sẽ tùy thuộc vào trạng hô như sau:
- Hô do răng: thì khi niềng sẽ nhằm mục đích kéo các răng cửa ra phía sau, dựng thẳng trục răng
- Hô do xương: khi niềng sẽ ít được cải thiện phẫu thuật can thiệp. Đẩy lùi cả phần xương hàm và răng thì hiệu quả sẽ cao hơn
- Hô do kết hợp cả xương và răng: niềng răng với mục đích dựng thẳng trục răng. Còn để điều trị triệt để, thì phải phẫu thuật xương hàm, nếu chỉ niềng thì hiệu quả sẽ không đạt hiệu quả cao.
Một số phương pháp niềng răng hô hàm trên:
Để khắc phục hàm trên bị hô, có rất nhiều cách khác nhau. Theo đó, niềng cũng là một phương pháp có hiệu quả với các trường hợp răng bị hô hàm trên.
Có 2 phương pháp chính trong điều trị răng bị hô hàm trên gồm:
Niềng răng mắc cài:
Được biết đến là một kỹ thuật niềng răng sử dụng mắc cài, dây cung, khí cụ chỉnh nha nhằm tạo lực kéo. Từ đó, giúp răng di chuyển về vị trí như mong muốn. Trong lĩnh vực nha khoa, có 2 loại mắc cài gồm:
- Mắc cài sứ: giá cao, màu giống răng thật nên có tính thẩm mỹ cao. Nhưng lực kéo không mạnh, dễ bị vỡ mẻ
- Mắc cài kim loại: chi phí rẻ, độ bền cao, lực kéo tốt, nhưng kém thẩm mỹ và dễ gây đau, trầy xước nướu.
Lựa chọn giữa niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt AI
Niềng răng trong suốt AI:
Phương pháp chỉnh nha hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt là khay niềng trong suốt giúp tăng thêm tính thẩm mỹ. Khay niềng được thiết kế cho từng khuôn răng riêng biệt, nên đảm bảo tác động đủ lực giúp răng di chuyển. Cải thiện răng bị hô hàm trên đạt hiệu quả tối ưu nhất. Kỹ thuật niềng răng này, bạn có thể tự tháo lắp, dễ dàng ăn uống và vệ sinh. Tuy nhiên, chi phí niềng răng trong suốt AI có giá thành khá cao.
Xem thêm: Tại Sao Bạn Nên Chọn Niềng Răng Bằng Khay Trong Suốt AI?
Một số câu hỏi thường gặp về niềng răng hô hàm trên:
Niềng răng hô hàm trên mất khoảng bao lâu?
Thời gian niềng răng bị hô hàm trên, ở mỗi người sẽ khác nhau. Do tình trạng hô ở mỗi người khác nhau và bác sĩ cần khám và đánh giá. Làm các xét nghiệm sau đó đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Thường thì thời gian niềng mất khoảng từ 18-24 tháng Hoặc có thể lâu hơn hoặc nhanh hơn tuỳ thuộc tình trạng hô ở mỗi người.
Thời gian điều trị bao lâu?
Niềng răng bị hô hàm trên có đau không?
Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, do lực kéo từ dây cung để di chuyển răng. Bạn cũng có thể cảm thấy đau do dụng cụ niềng răng cọ vào má, nướu… Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện sau từ 2-3 tuần thậm chí là từ 1-2 ngày
Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề về răng hô hàm trên. Nếu còn băn khoăn nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 0968681111 để được tư vấn cụ thể nhé.