Bác sĩ Tú Dung giải đáp các thắc mắc thường gặp về vaccine Covid-19

Tiêm vaccine Covid-19 là giải pháp cơ bản để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19 dù không phải là lá chắn tuyệt đối. Bên cạnh hiệu quả miễn dịch, tiêm vaccine phòng Covid-19 còn là biện pháp giúp hạn chế tình trạng chuyển biến nặng, nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh. Do đó việc tiêm vaccine càng sớm càng tốt không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người trước đại dịch.

Bác sĩ Tú Dung giải đáp 1001 câu hỏi về vaccine Covid-19

Thế nhưng vẫn còn khá nhiều người lo ngại vì chưa hiểu rõ về vaccine cũng như các chống chỉ định và tác dụng phụ có thể gặp phải. Cùng đọc bài viết dưới đây để được biết câu trả lời cho các thắc mắc thường gặp nhé!

Vaccine Covid-19 hiệu quả ra sao?

Người tiêm đủ 2 mũi vaccine đạt 99.9% độ bảo vệ, tức nghĩa số người này có thể nhiễm bệnh nhưng việc tiêm vaccine sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Vaccine Covid-19 nào hiệu quả nhất?

Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất.

vaccine-Covid-19
Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất

Tất cả các loại vaccine đang được tiêm chủng cho người dân tại Việt Nam đều được cấp phép bởi WHO. Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam khẳng định tất cả các loại vaccine Covid-19 đã được tổ chức này phê duyệt đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Giải đáp về vaccine AstraZeneca

Vaccine AstraZeneca được tiêm cho độ tuổi nào?

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đến nay, vắc xin này vẫn có dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Người trên 65 tuổi sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ trước khi tiêm và chỉ định loại vaccine phù hợp.

vaccine-Covid-19
Người trên 65 tuổi sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn chỉ định loại vaccine phù hợp

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca được khuyến cáo

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
  • Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần, thời gian khuyến cáo là 8 – 12 tuần.

Khuyến cáo tiêm 2 mũi cách nhau 8 – 12 tuần là vì sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia thấy cách xa nhau một chút thì kháng thể có thể mạnh hơn, tuy nhiên vì tác dụng của vaccine phụ thuộc chủ yếu vào đáp ứng miễn dịch của từng người. Ngoài ra, tiêm 2 mũi cách xa nhau thì càng có nhiều người khác được tiêm sớm mũi 1.

Nếu mũi 2 không đảm bảo cách mũi 1 từ 8 – 12 tuần thì sẽ ra sao?

Khi vaccine AstraZeneca mới về Việt Nam, những lượt tiêm đầu tiên là nhân viên y tế cũng tiêm 2 mũi cách nhau chỉ khoảng 4 – 6 tuần vì là đối tượng nguy cơ cao, trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch.

nhân viên bện viện jw
Hình ảnh nhân viên y tế Bệnh viện JW tiêm vaccine Covid-19 trước khi ra cộng đồng hỗ trợ chống dịch

Vì vậy, việc 2 mũi tiêm cách nhau bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của ngành nghề bạn đang làm, nguồn vaccine và công tác tiêm chủng của nơi bạn sinh sống. Miễn sao 2 mũi cách nhau 4 – 12 tuần là tốt, vì nếu sớm quá 4 tuần thì mức kháng thể có thể sẽ rất thấp. Ngược lại, quá 12 tuần một chút cũng không sao vì theo nghiên cứu mới thì 2 mũi AstraZeneca cách tới 18 tuần vẫn không bị giảm tác dụng.

Tác dụng phụ sau tiêm vaccine AstraZeneca

Các tác dụng phụ thường xảy ra sau khi tiêm vaccine AstraZeneca bao gồm:

  • Đau, sưng, ê ẩm, đỏ hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ
  • Sốt

Những tác dụng phụ này thường nhẹ và thường sẽ hết trong vòng một hoặc hai ngày. Nếu bị đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt, nhức đầu hoặc bị đau cơ thể sau khi chủng ngừa, bạn có thể uống paracetamol hoặc ibuprofen. Những thuốc này giúp giảm một số các triệu chứng nêu trên. Không cần uống paracetamol hoặc ibuprofen trước khi chủng ngừa. 

Trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang có kinh nguyệt có tiêm vaccine được không?

Hiện tại Việt Nam chỉ áp dụng tiêm vaccine Covid-19 cho người trên 18 tuổi. Theo Bộ Y tế, với số lượng vaccine hạn chế hiện nay, cần tập trung ưu tiên tiêm cho vùng dịch, tiêm cho lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, có bệnh lý nền. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vaccine, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

vaccine-Covid-19
Tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vaccine dưới sự theo dõi và hỗ trợ của các bệnh viện phụ sản.

Người đang có kinh nguyệt vẫn có thể tiêm vaccine bình thường.

Sau tiêm vaccine làm sao biết cơ thể đã đủ kháng thể hay chưa?

Người từng mắc Covid-19 và người đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19 sẽ sản sinh kháng thể ngăn ngừa bệnh.

Tuy nhiên, để phát hiện cơ thể có thực sự sản sinh kháng thể chống virus Sars-CoV-2 hay không và cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus này hay chưa, cần được đánh giá thông qua việc xét nghiệm kháng thể Covid-19.

Việc người tiêm vaccine về sốt hay không hoàn toàn không liên quan hay mang tính khẳng định hiệu quả vaccine.

Người mắc bệnh huyết áp có được tiêm vaccine Covid-19 không?

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc Covid-19. Vì vậy đây là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng sớm để ngăn ngừa xuất hiện các biến cố nặng đó.

tiêm vaccine Covid-19
Người mắc bệnh lý huyết áp vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19

Trong thời gian tiêm chủng (trước và sau tiêm) vẫn tiếp tục duy trì thuốc huyết áp, không được dừng thuốc. Nên có tâm lý thoải mái trước khi đi tiêm vaccine, hạn chế vì quá lo lắng hồi hộp mà dao động huyết áp.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc