Bác sĩ Tú Dung trải lòng qua tâm thư gửi các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến đầu chống dịch điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19

TP. HCM trong đợt dịch thứ 4 đã có hơn 20.000 ca nhiễm và “tức tốc” trở thành “tâm dịch” của cả nước. Các nhân viên y tế đang căng mình “gồng gánh” khi các ca nhiễm ngày càng tăng. Thấu được nỗi vất vả, cơ cực trên đôi vai của đội ngũ nhân viên Y tế. Bác sĩ Tú Dung cùng e-kip Bệnh viện JW bằng tất cả sự tử tế, một lòng hướng về “tâm dịch” chỉ mong san sẻ phần gánh nặng cùng các bệnh viện tuyến đầu chống dịch. 

Thương Sài Gòn “chết lặng chốn phồn vinh” vì dịch bệnh bủa vây tứ phía

Sài Gòn – nơi mệnh danh “thành phố không ngủ” đã phút chốc vắng lặng, điều hiu vì sự có mặt của “hung thần” Covid-19. Từ những phát hiện chỉ vài ca rải rác cho đến hàng chục nghìn ca mỗi ngày. Dịch bệnh khiến Sài Gòn lâm cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thương cho dân Sài Gòn nhớ mong tháng ngày hoa lệ, người ngoại thành ngỡ ngàng, tiếc nuối chốn phồn vinh.

bệnh viện dã chiến, covid-19
Tinh thần chống dịch COVID-19 vượt cả thời tiết khắc nghiệt

Trong đợt dịch thứ 4 này, trung bình mỗi ngày 1 bác sĩ phải căng mình theo dõi, chăm sóc, điều trị cho khoảng 60 bệnh nhân. Các y bác sĩ, nhân viên y tế vừa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Vừa làm công tác phục vụ bữa ăn và phải lo toan công tác hậu cần, vệ sinh. Phải lao vào tâm dịch, trực tiếp thấy cảnh sinh hoạt của đội ngũ nhân viên y tế. Chúng ta, mới thấu được nỗi cơ cực, áp lực đến nhường nào.

BÁC SĨ TÚ DUNG xúc tiến CUNG ỨNG THIẾT BỊ Y TẾ chung tay chống dịch covid-19

Bệnh nhân liên tục được đưa tới điều trị tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị covid-19. Sự ồ ạt, không ngớt khiến bệnh viện bị quá tải cả về nhân sự lẫn thiết bị y tế. Dù có tinh thần thép đến đâu, nhưng khi đối diện với vấn đề thiếu vật tư y tế. Những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân không thể không tìm kiếm sự giúp đỡ.
 
Bác sĩ Tú Dung
Bác sĩ Tú Dung không cầm lòng được trước nỗi vất vả của đồng nghiệp tại các bệnh viện tuyến đầu chống dịch

Ngay khi nhận lời ngỏ cần giúp đỡ từ các đồng nghiệp. Bác sĩ Tú Dung đã có những chia sẻ với nhân viên, E-kip Bệnh viện JW rằng:

“Mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn này là giảm tỉ lệ tử vong. Muốn vậy cần phải bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Họ cần được trang bị đầy đủ phương tiện để đảm bảo sức lực lâu dài. Họ cần nhiều máy móc để cứu chữa bệnh nhân. Xuất phát từ truyền thống sẻ chia, Bệnh viện JW sẽ xúc tiến cung ứng thiết bị Y tế kịp thời. Từ việc làm thiết thực này, hy vọng sẽ giúp cho nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân cùng nhau chia sẻ. Sài Gòn khỏe là chúng ta khỏe…”
 
bệnh viện dã chiến, covid-19
Hành trình trao tặng thiết bị cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19

Chút lắng đọng nơi tình người, tình đồng đội

Khi chứng kiến hoàn cảnh khốc liệt tại bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Bác sĩ Tú Dung đã không khỏi “ám ảnh”, nặng lòng qua những câu “than thở” của đồng nghiệp nơi chiến trường chống dịch:
“Một vài đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ trong tâm dịch tâm sự với tôi rằng: “Mệt lắm BS Tú Dung ơi ! cuộc đời mình chưa bao giờ cảm thấy đuối và khủng khoảng như vậy? Stress lắm, có nhiều người thật sự đã rã rời, muốn buông bỏ….Nhưng nhìn hàng trăm bệnh nhân nặng thở máy lại không đành…” Thật sự, nghe mà nhói lòng..”
 
Bác sĩ Tú Dung
Bác sĩ Tú Dung cùng những người bạn “chia sẻ” những khó khăn nơi chiến trường chống dịch khốc liệt

Trích đoạn bức tâm thư Bác sĩ Tú Dung gửi đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19

“Thân gửi các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19 !
Như một sự sẻ chia với các y bác sĩ đồng nghiệp, cũng như tấm lòng đối với các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện nơi đây. Tôi xin hỗ trợ khoảng 400 máy đo nồng độ SpO2 và 50 máy bơm tiêm tự động cho các bệnh viện điều trị Covid-19 tại Sài Gòn.
Một sự hỗ trợ nho nhỏ…mong rằng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các bệnh viện, các bác sĩ đồng nghiệp, nhân viên y tế cũng như các bệnh nhân sẽ vượt qua đại dịch này…
Anh/Chị/Em nào có nhu cầu hoặc biết bệnh viện nào thật sự cần thì liên hệ với mình nhé.
Mọi người có thể để lại thông tin liên hệ (Thông tin bệnh viện & số điện thoại liên hệ) bên dưới comment hoặc inbox cho mình hoặc liện hệ BS Tín-TP-KHTH Bệnh viện JW, 0906362211
Thật tình tôi cũng mong mình sẽ có đủ nguồn lực tài chính để có thể giúp đỡ nhiều hơn thế nữa…Nhưng 1 mình tôi thì không thể giúp hết được tất cả được. Nên sẽ cố gắng chia sẻ đến nơi thật sự cần nhất trong lúc này…mong mọi người thông cảm.
Nhân đây, tôi cũng hi vọng rằng sẽ có các vị mạnh thường quân khác chung tay, góp sức. Tham gia hỗ trợ thêm cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19 đang bị thiếu hụt vật tư y tế. Giúp các chiến binh của chúng ta thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ và mang Sài Gòn bình yên trở lại.
Mong rằng Sài Gòn sẽ nhanh chóng vượt qua đại dịch..
Người Sài Gòn yêu thương nhau, chung tay đánh bay đại dịch !
Quyết thắng & Thân ái !
Bác sĩ Tú Dung”
Bác sĩ Tú Dung
Khoảnh khắc chia sẻ chiếc ô ấm lòng của Bác sĩ Tú Dung nơi “tâm dịch” Sài Gòn

Người Sài Gòn yêu thương nhau, chung tay đánh bay đại dịch!

Nhận được “phát súng” cầu viện trợ, Bác sĩ Tú Dung ngay lập tức lên danh sách các bệnh viện tuyến đầu chống dịch. Sáng ngày 15/7/2021 – ngay sau khi nhận được kiện hàng đầu tiên. Bác sĩ Tú Dung đã cùng ekip bệnh viện JW nhanh chóng lên kế hoạch phân bổ. Thực hiện hành trình trao tặng các thiết bị y tế đến các bệnh viện tuyến đầu chống dịch. Trong vòng 2 ngày đầu tiên, đã có 20 bệnh viện tuyến đầu được Bác sĩ Tú Dung trao tận tay số lượng thiết bị Y tế.
 
thiết bị y tế
Cung ứng kịp thời, giải tỏa áp lực khan hiếm thiết bị Y tế cho các Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19
 
Sự xúc tiến kịp thời vật tư Y tế đã tiếp thêm nguồn sức mạnh, động lực to lớn. Từ đó giúp các bệnh viện giảm bớt nỗi lo thiếu thốn thiết bị. Hành động thiết thực của Bác sĩ Tú Dung và Bệnh viện JW đã giảm bớt nỗi khó khăn. Giúp bệnh nhân biết rằng họ không bao giờ bị bỏ lại trong cuộc chiến khốc liệt này.

Vẫn tiếp nối hành trình cung ứng – trao tặng máy bơm tiêm tự động cùng Sài Gòn chiến thắng đại dịch

Nhận thấy tình hình dịch bệnh tại TP.HCM vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ Tú Dung quyết không chần chừ, tiếp tục góp sức người, sức của. Chung tay ứng phó đánh bại Covid-19.

Tiếp tục hành trình chia sẻ gánh nặng trong việc chữa trị cho số lượng lớn bệnh nhân mắc Covid-19. Bác sĩ Tú Dung và Bệnh viện JW nhanh chóng trao tặng thiết bị y tế kịp thời. Hàng loạt máy bơm tiêm tự động đã kịp về đến JW. Lập tức được Bác sĩ Tú Dung cùng ekip Bệnh viện “tức tốc” trao đến tay Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Một trong những bệnh viện đầu tiên nhận thiết bị bơm tiêm tự động. 

 
Máy bơm tiêm tự động
Bác sĩ Tú Dung hướng dẫn cách sử dụng máy bơm tiêm tự động

Cầm kiện hàng có thiết bị Y tế bên trong, Bác sĩ Tú Dung vui mừng chia sẻ:

Bác sĩ Tú Dung

“Cùng là Bác sĩ, khi đứng trước cục diện giữa lòng Sài Gòn nóng bừng vì dịch Covid-19. Bản thân tôi không thể ngừng lo lắng, suy nghĩ cho các đồng nghiệp của mình. Họ vất vả lắm, đang phải gồng mình chống dịch, giữ lấy mạng sống cho hàng ngàn người bị nhiễm Covid. Không cách này thì cách khác, dùng hành động thay lời nói. Chỉ cần chút sẻ chia thiết thực thì gánh nặng cũng vơi đi chút nhiều. Đại dịch là cuộc chiến chung, và sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời là cách cứu lấy đại cục Covid lúc này.”
 
Bác sĩ Tú Dung
Khoảnh khắc tràn đầy năng lượng, tích cực, một tình người tử tế, một sự gắn kết âm thầm

Hành trình vẫn chưa kết thúc, sắp tới đây, Bác sĩ Tú Dung cùng Bệnh viện JW sẽ tiếp tục vận chuyển các trang thiết bị y tế hỗ trợ đến khắp các bệnh viện tại TP.HCM, cùng Sài Gòn tiếp sức chống dịch!

Bệnh Viện JW Hàn Quốc