Bác sĩ Tú Dung xót xa trước khung cảnh ảm đạm Sài Gòn mùa cách ly
Nhận được nguồn hàng để cứu trợ trong buổi sáng đặc biệt
Ngày 15/7/2021 – ngày mà bệnh viện JW mừng sinh nhật 21 tuổi – thương hiệu JW toàn cầu. Bác sĩ Tú Dung dành ngày đặc biệt này, làm điều hết sức ý nghĩa: tiếp sức Sài Gòn chống dịch. Từ sáng sớm Bác sĩ Tú Dung đã tiếp nhận các thiết bị y tế từ Hà Nội về. Sau bao ngày miệt mài tìm kiếm, cuối cùng những thiết bị y tế cũng về đến Bệnh viện JW. Bác sĩ Tú Dung và các nhân viên Bệnh viện nhanh chóng sắp xếp vật tư y tế, sau đó là liên hệ danh sách gần 20 bệnh viện cần được hỗ trợ ngay trong buổi sáng.
Sau khi phân bổ số lượng, lên cuộc hẹn và tuyến đường sao cho hợp lý để có thể thực hiện nhanh nhất việc chi viện kịp thiết bị y tế thiết yếu này, Bác sĩ Tú Dung nhanh chóng lên đường vào tâm dịch. Trên đường đi đến các bệnh viện, ngồi trong xe nhìn ra ngoài đường… Bác sĩ lòng không khỏi đượm buồn mà thốt lên “Sao mà Thương quá Sài Gòn ơi!”
Bác sĩ Tú Dung đau lòng vì Sài Gòn vắng bóng người
Đáng lẽ ra những ngày hè này Sài Gòn phải tấp nập bước vào những ngày hè nhộn nhịp… nay lại yên ả lạ thường. Sài Gòn chưa bao giờ vắng bóng người đến thế, kể cả những ngày tết người dân tha hương về quê hết, Sài Gòn vẫn sôi động… Khung cảnh đã vắng lạnh, Sài Gòn lại trở trời mưa, âm u đến lạnh người. Trong cơn mưa chiều tối tầm tã, Sài Gòn vốn dĩ đã thưa thớt bóng người… nay lại càng ảm đạm hơn. Bác sĩ Tú Dung trải lòng:
Nhìn bóng người lao động đang đội mưa, tạm trú dưới trạm xe buýt, bóng cây ven đường …Khiến lòng tôi nặng trĩu. Cuộc sống mưu sinh vốn đã vất vả…nay lại thêm bệnh dịch…Thì khó khăn trăm bề…Nhưng họ vẫn muốn đi để làm việc…Thì ắt hẳn nỗi lo miếng cơm manh áo đã áp chế nỗi sợ khác…
Bác sĩ Tú Dung đau nỗi đau thương xót đồng nghiệp
Chuyến xe hỗ trợ các vật tư thiết bị y tế dừng tại địa điểm đầu tiên – Bệnh viện điều trị Covid-19 Đa khoa khu vực Thủ Đức. Vừa bước xuống xe, Bác sĩ Tú Dung và đoàn đi theo hỗ trợ vận chuyển chứng kiến cảnh tượng cảnh tượng sững người… những chiếc xe cấp cứu bấm còi inh ỏi và ra vào liên tục. Cổng bệnh viện bộn bề và xơ xác…
Ra cổng đón đoàn là bác sĩ Phước – giám đốc bệnh viện và bác sĩ Bé. Bác sĩ Tú Dung đã không kìm được lòng khi nhìn những gương mặt hốc hác, xám xịt, tóc tai rối bời. Đặc biệt trên khuôn mặt ấy là đôi mắt thâm quầng, mệt mỏi.. Bác sĩ thốt lên: “Thật khiến lòng người đau xót! Có lẽ họ đã chiến đấu rất nhiều… mới khiến cơ thể tiều tuỵ thế này. Tôi mới thấy rằng chúng ta đang may mắn an toàn hơn họ rất nhiều.”
Sau khi Bác sĩ Tú Dung và đoàn của bệnh viện JW trao tặng các thiết bị y tế cùng những lời động viên vội vàng tới các bác sĩ xong thì nhanh chóng nói lời từ biệt để di chuyển đến địa điểm tiếp theo vì tính cấp bách trong việc cứu trợ. Bác sĩ Tú Dung ngoái đầu nhìn lại thật xót xa cho TP Thủ Đức rộng lớn giữa bầu trời u sầu đen tối… Một thành phố tiềm năng xinh đẹp lại hoá một thành phố âm u uất hận
Giây phút xúc động gặp lại cố nhân trong hoàn cảnh không thể ngờ…
Xe lăn bánh đến Quận Gò Vấp, trời bắt đầu chuyển mưa, cơn mưa bắt đầu ngày một nặng hạt. Gặp lãnh đạo bệnh viện Gò Vấp ở một ngôi trường tạm. Bác sĩ Tú Dung nhớ lại phút giây phút mừng mừng tủi tủi khi gặp lại những cố nhân trong giây phút hết sức đặc biệt ấy:
20 năm rồi, tôi mới gặp lại người bạn cùng khối năm xưa. Không ngờ được rằng, chúng tôi lại tương ngộ trong hoàn cảnh này. Trời đổ cơn mưa như trút nước và dịch bệnh hoành hành hết sức éo le. Nhưng lại cảm thấy vui biết bao nhiêu khi gặp lại bạn cũ… Ai mà ngờ rằng, người bạn làm nhiệm vụ liên hệ 2 bên để trao đổi về việc trao tặng thiết bị y tế lại là bác sĩ Hân – bạn cùng khối năm xưa. Mà duyên hơn nữa khi gặp lãnh đạo bệnh viện Gò Vấp, hoá ra lại là bác sĩ Hoàng Hà – Phó giám đốc bệnh viện Gò Vấp – một người bạn đồng niên với tôi, thời còn hay trực ở khoa ngoại tổng quát BV Nhân Dân 115….
Bác sĩ Tú Dung đã dành chút ít thời gian thăm hỏi nhau về công tác chống dịch và rồi an ủi, động viên 2 người bác sĩ đồng nghiệp trong chốc lát rồi tạm biệt ra về trong cơn mưa tầm tã, vì vẫn còn phải đến địa điểm tiếp theo.
Khung cảnh nơi có nồng độ virus covid-19 cao nhất thành phố
Địa điểm tiếp theo đoàn phải đến là nơi có nồng độ virus covid-19 cao nhất, nơi tập trung Bệnh viện dã chiến 3, 6, 7,8 .. Trong chung cư tái định cư gần 10.000 giường bệnh. Trời vẫn mưa như trút nước, cảm giác khi vào trung tâm nơi này là sự yên lặng kỳ lạ… Ở đây, chỉ có vài chiếc xe vận tải hàng hóa ra vào. Mọi thứ còn lại đều im lìm, tĩnh lặng đến khó hiểu.
Khi vào trung tâm điều hành Bệnh viện, cả đoàn mới thấu hiểu sự cực khổ nơi đây. Các vật dụng cần thiết như giường chiếu, ga nệm. xe đẩy nằm ngổn ngang… Các bác sĩ, nhân viên y tế tất bật làm việc, xe cấp cứu cứ ra vào liên tục…
Lời tâm sự của những người đồng nghiệp thân thương
Chữ DUYÊN lại xuất hiện khi bác sĩ Hoàng và bác sĩ Dương. Đây là những người bạn thân thương trong ngành. Các bác sĩ đã kể lại cho đoàn nghe câu chuyện thần tốc thành lập bệnh viện dã chiến trong 3 ngày. Trên gương mặt của họ vẫn đầy nhiệt huyết, khí thế dù chịu khó khăn và áp lực rất lơn.
Khi ra về, bác sĩ Tú Dung lại thoáng nhìn thấy một dáng người quen. Hoá ra đó là người bạn cùng khối của bác sĩ Tú Dung, Sau khi dừng lại hỏi thăm thì mới biết vị bác sĩ này đang khuân vác, vận chuyển những vật tư trang thiết bị cho bệnh viện trong cơn mưa tầm tã…. Lời tâm sự vội vã đã khiến cả đoàn đau xót: “Cực như trâu BS Tú Dung ơi”. Vào đây, các bác sĩ không chỉ là điều trị đúng chuyên môn mà phải làm thêm các công việc không tên khác….
Hành trình ngày đầu tiên tạm dừng lại vì trời đã tối và mưa không ngớt….. Bác sĩ Tú Dung và cả đoàn về bệnh viện thì đã 19h tối. Được biết, sau khi tiếp tục hoàn công việc dang dở thì 20h30 Bác sĩ Tú Dung mới về. Bác sĩ kể lại:
Vừa tới nhà, con gái ngạc nhiên hỏi:
– Sao bố lại mặc bộ đồ mổ của bệnh viện về nhà..
– Vì bố vừa đến nơi có nồng độ virus cao nhất, nên phải tắm và thay đồ khác. Thay tạm đồng phục bác sĩ của Bệnh viện vì lo lắng sẽ vô tình lây cho người thân….
Mùa dịch này bao điều lo toan trăn trở, nhưng tất cả đều đang chung tay cứu lấy Sài Gòn. Sài Gòn ơi, sớm vượt qua thách thức này nhé!