Dịch bệnh Covid-19 làm cuộc sống ít nhiều xáo trộn. Nhiều người chật vật vì các dịch vụ thường dùng nay đã không còn thiết yếu nữa. Trong đó, một vài người bệnh gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh trong giai đoạn này vì nhiều Bệnh viện không tiếp nhận các bệnh thông thường, trong đó có bệnh nhân biến chứng thẩm mỹ.
Cô gái thuật lại hành trình gian nan tìm đến Bệnh viện JW cầu cứu chiếc mũi đang thối rữa của mình
Quả thật, với tình hình dịch bệnh căng thẳng thì làm gì cũng khó. Nhất là việc “ra đường” vào thời điểm này càng khó khăn hơn bao giờ hết. Dường như tất cả mọi hoạt động đều bị đình trệ và rơi vào trạng thái “qua dịch rồi tính”. Thế nhưng đâu phải chuyện gì cũng có thể chờ được, nhất là vấn đề đau đớn thể xác, tổn hại sức khỏe?!
Lại một bệnh nhân gặp biến chứng thẩm mỹ bị nhiều nơi từ chối điều trị
Mới đây, tôi lại vừa tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân tên N.T.S (Đồng Nai) gặp biến chứng thẩm mỹ sau khi nâng mũi tại 1 Spa dởm (thuộc địa bàn Quận 10, TP.HCM). Cơ sở này đã lừa cô gái trẻ nâng mũi cấu trúc bọc sụn megaderm với giá 25 triệu đồng. Đây là khoảng chi phí không nhỏ đối với người làm công nhân. Nhiều người vì mong muốn cải thiện nhan sắc mà đã dành dụm rất nhiều năm để có số tiền lên đến vài chục triệu, tuy nhiên cũng nhận thấy không ít Spa ngang nhiên lừa đảo, khiến họ lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” đáng thương.
Tương tự với 2 trường hợp mà tôi đã từng nhận cấp cứu vào ngày 22/7 (một người bị hoại tử mặt sau tiêm filler và 1 người bị thủng mũi sau khi nâng mũi bọc megaderm giả); cô S. cũng gặp khó khăn khi liên tục bị các bệnh viện từ chối chữa trị vì lệnh giãn cách xã hội.
Éo le câu chuyện chiếc mũi bị Spa chui mổ xẻ nhiều lần dẫn đến thối rữa
Cô N.T.S ngậm ngùi kể cách đây gần 1 năm đã từng thực hiện nâng mũi bán cấu trúc giá 20 triệu đồng tại một cơ sở Spa trên địa bàn quận 10. Chỉ sau 5 ngày, mũi bị hoại tử nghiêm trọng, chị phải tức tốc đến spa tháo hết toàn bộ sụn đã nâng. 1 tháng sau chị lại tin lời spa thay sụn tai mới, kèm megaderm với chi phí 5 triệu đồng. Vừa mổ xong, cô S. đã thấy sóng mũi xiêu vẹo, nhưng cơ sở spa lại thản nhiên mặc kệ bảo chị uống thuốc cầm cự 2 tháng đợi qua Tết rồi xử lý.
Một lần nữa mắc bẫy spa chui, cô S. lại thay tiếp sụn mới nhưng lần nữa bị viêm đau dữ dội, buốt lên tận óc. Suốt hàng tháng trời, S. không thể làm gì do cơn đau hành hạ dã man. Liên tục gọi điện cho spa quận 10 nhưng không ai bắt máy, cầu cứu khắp các bệnh viện nhưng chẳng ai quan tâm, may mắn liên hệ được Bác sĩ Tú Dung, chị cuối cùng cũng tìm thấy hy vọng phía cuối đường hầm.
Hành trình gian nan tìm nơi cứu chiếc mũi đang thối rữa do spa chui phẫu thuật hỏng
Đau lòng hơn khi ngay cả cơ sở mà cô S. này từng nâng mũi cũng từ chối điều trị biến chứng thẩm mỹ cho cô. Họ hướng dẫn qua loa về việc “tự điều trị tại nhà” bằng cách mua thuốc uống. Thay vì nên hướng dẫn bệnh nhân đến thăm khám, kiểm tra tại các bệnh viện đa khoa hay bệnh viện thẩm mỹ để xác định tình trạng nhiễm trùng, biến chứng sau nâng mũi để xử lý kịp thời, thì cơ sở này lại chốt hạ bằng câu “qua dịch rồi tính”.
Sau khi em tìm được facebook của bác sĩ và được bác sĩ phản hồi tin nhắn thì em mừng lắm. Được sự hướng dẫn của nhân viên Chăm sóc khách hàng Bệnh viện JW, em tức tốc thuê xe cấp cứu từ Đồng Nai lên Sài Gòn để gặp bác sĩ liền. Chứ giờ mũi em bị đau nhức hết chịu nỗi rồi… – Cô S. tội nghiệp kể lại.
Để thuê được xe cấp cứu chở từ Đồng Nai lên Sài Gòn cũng không phải là chuyện dễ dàng. Ngoài việc mất 3 triệu đồng chi phi đi lại, thì còn phải vượt qua biết bao nhiêu trạm kiểm soát dịch Covid-19 để trình bày “lý do cần thiết ra đường”. Nếu không may, gặp phải cán bộ bảo: “Ra đường không lý do chính đáng” và lập biên bản xử phạt thì lại mất thêm 3 triệu đồng. Ôi, éo le cái thời Covid.
Bác sĩ Tú Dung: Chấp nhận tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân cũng là một quyết định mạo hiểm
Thật sự thì, khi thấy bệnh nhân đau đớn và vất vả để vượt hàng loạt chốt kiểm dịch lên đến tận bệnh viện mong được cứu chữa, mà bệnh viện lại từ chối vì “lệnh giãn cách” thì thật sự quá tàn nhẫn với bệnh nhân. Mặc dù tôi cũng hiểu rằng, nhận mổ cấp cứu lúc tình hình dịch căng như dây đàn thế này cũng là một loại mạo hiểm. Nhỡ đâu, bệnh nhân là một ca F0 thì toàn bệnh viện sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động tiêm vaccine cho cộng đồng thì vô cùng tai hại. Vì hầu hết nguồn nhân lực, bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện JW đang tham gia hoạt động tiêm vaccine theo chiến dịch của TP.HCM.
Để đảm bảo an toàn cho nhân viên bệnh viện, thì tôi cũng yêu cầu bệnh nhân phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trong 3 ngày gần nhất, dù biết rằng việc này sẽ gây cho bệnh nhân 1 chút phiền toái vì phải tìm kiếm bệnh viện để test Covid-19. Nhưng vì sự an toàn của bệnh viện, tôi đành phải làm vậy.
Có nên linh động hơn trong thời Chỉ thị 16?
May mắn thay, sau khi bệnh nhân được cấp cứu kịp thời thì đã ổn định và không còn tình trạng đau nhức. Tuyệt vời hơn khi bệnh nhân cũng đã được xét nghiệm Covid-19 âm tính nên cũng không gây ra ảnh hưởng gì.
Phải chăng nên có sự linh động trong vấn đề xử lý cấp cứu cho bệnh nhân gặp biến chứng thẩm mỹ? Liệu họ có thực sự ổn nếu phải chờ đợi đến khi hết dịch, trong khi một bộ phận cơ thể đang dần hoại tử và mất chức năng?
Mong sao Sài Gòn Hết Dịch để mọi hoạt động bình thường trở lại, chứ cái gì cũng chờ “qua dịch rồi tính” thì lại không biết khi nào mới tính…
* Bài viết là những lời tận đáy lòng của Bác sĩ Tú Dung!