Hai cô gái bị biến chứng thẩm mỹ nặng nề đã cầu cứu khắp nơi, từ bệnh viện đa khoa đến bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM nhưng đều bị từ chối tiếp nhận do đang thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn thành phố, bệnh viện thẩm mỹ không được hoạt động. Câu hỏi đặt ra: Liệu cấp cứu biến chứng thẩm mỹ cũng nên liệt vào thiết yếu thời Covid-19?
Bác sĩ Tú Dung to nhỏ chuyện cấp cứu biến chứng thẩm mỹ mùa dịch
Bệnh viện JW tiếp nhận cấp cứu cho 2 cô gái gặp biến chứng thẩm mỹ
Chiều 22-7, Bệnh viện JW vừa mổ khẩn cấp cho 2 cô gái bị biến chứng nhiễm trùng nguy kịch sau khi làm đẹp má và mũi tại spa.
Ca thứ nhất là chị B.T.N (26 tuổi, ngụ quận 7), gọi điện cầu cứu và đến bệnh viện trong tình trạng má phải sưng to tím, đau nhức do khối áp xe khi tiêm filler vào “ăn” nửa khuôn mặt, bị hành nóng lạnh suốt nhiều ngày qua. Với tình trạng khuôn mặt biến dạng, hoại tử do khối áp-xe đường kính gần 10 cm “ăn” dần, tụ dịch, Bác sĩ Tú Dung cùng đồng sự phải mất 3 giờ mổ khẩn, nạo toàn bộ mô hoại tử cứu lại dung mạo cho cô gái.
Trường hợp thứ hai là chị N.V.T.H (25 tuổi, ngụ quận 8) bị nhiễm trùng, lở loét thủng mũi sau khi nâng chống sụn, sửa đi sửa lại nhiều lần tại 1 spa ở quận 4 và bị nơi đây phủi trách nhiệm. Qua 4 giờ mổ, các bác sĩ đã rút sụn nhân tạo (hàng giả), bơm rửa sạch toàn bộ ổ dịch, xử lý phần mô hoại tử và bảo tồn đầu mũi.
Theo Bác sĩ Tú Dung, khó khăn lớn nhất 2 ca bệnh này là làm sao không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt và vá được lỗ thủng (cây sụn lòi ra ngoài) bảo tồn đầu mũi.
Người trong cuộc nói gì về việc cấp cứu biến chứng thẩm mỹ mùa Covid?
Trên trang cá nhân của mình, Bác sĩ Tú Dung bày tỏ quan điểm khi thấy lần lượt cả 2 bệnh nhân đều bị nhiều bệnh viện từ chối điều trị.
Kể từ ngày TP.HCM áp dụng chỉ thị 16, bệnh viện phải ngưng hoạt động cũng như ngưng nhận khách hàng phẫu thuật thẩm mỹ. Thế nhưng, liệu rằng phẫu thuật xử lý biến chứng cho những người bị nguy cấp vì gặp vấn đề sau một thời gian làm đẹp tại các cơ sở không uy tín thì có nên tính là thiết yếu hay không?
Nếu 1 số người không may làm dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không uy tín, không may gặp phải những “thợ thẩm mỹ dỏm” mà mắc phải “lỗi” trên cơ thể hoặc khuôn mặt… Suốt 1 thời gian dài giãn cách, họ phải chịu đựng nỗi đau đớn về thân xác, nỗi thống khổ khi tinh thần hoảng loạn thì những con người đáng thương này phải vượt qua bằng cách nào…?
Trong phẫu thuật thẩm mỹ hay bất kỳ một thao tác y khoa nào, biến chứng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, cấp cứu bệnh nhân khi xảy ra biến chứng là rất cần thiết, dù là lúc toàn thành đang thực hiện Chỉ thị 16 vì dịch Covid-19.
Không nỡ từ chối bệnh nhân gặp biến chứng do thợ thẩm mỹ chui gây ra
Kể về nguyên do tiếp nhận 2 nữ bệnh nhân tội nghiệp, Bác sĩ Tú Dung cho rằng thật đáng sợ nếu tình trạng của họ kéo dài thêm, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, Bác sĩ Tú Dung cũng lên án các cơ sở thẩm mỹ chui đã gây ra nhiều biến chứng tai hại cho người làm đẹp.
Mới đây, tôi tiếp nhận xử lý cấp cứu cho 2 bệnh nhân nữ trẻ ở TP.HCM. Thật đáng thương, khi 2 nữ bệnh nhân này phải mang nỗi đau thân xác này chạy khắp Sài Gòn để tìm nơi cấp cứu nhưng hầu hết các bệnh viện đều từ chối. Bệnh viện đa khoa ưu tiên cho bệnh nhân Covid-19, bệnh viện thẩm mỹ thì từ chối vì lệnh “ngưng hoạt động”.
Thông qua cuộc gọi cầu cứu khẩn do nhân viên trực tổng đài báo cáo và 1 người quen đã gửi gắm, tôi biết đến họ. Sao tôi có thể đành lòng mặc kệ, chối từ khi biết rằng đây là biến chứng, nhiễm trùng do một người nào đó không phải bác sĩ chính quy thực hiện phẫu thuật?!
Cấp cứu bệnh nhân biến chứng thẩm mỹ là cần thiết trong mùa dịch
Dù bệnh viện đã tạm ngưng hoạt động theo quy định phòng dịch nhưng chúng tôi phải linh động giải quyết can thiệp cứu người vì cả 2 cô gái trẻ cầu cứu khắp nơi, từ bệnh viện đa khoa đến thẩm mỹ trên địa bàn TP HCM nhưng đều bị từ chối tiếp nhận! – Bác sĩ Tú Dung nhấn mạnh.