Bệnh viện JW cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu trong mùa dịch cho 2 bệnh nhân bị biến chứng sau tiêm filler má và nâng mũi tại Spa. Cả 2 bệnh nhân cho biết đã liên hệ nhiều bệnh viện đa khoa, thẩm mỹ để mong được xử lý nhưng đều bị từ chối vì lý do “bệnh viện thẩm mỹ không được phép hoạt động”.
Cuộc gọi cấp cứu trong mùa dịch Covid-19
Sáng ngày 22/7, Bệnh viện JW nhận được cuộc gọi cầu cứu từ chị B.T.N (26 tuổi, ngụ Quận 7, TP.HCM).
Nhân viên trực tổng đài bệnh viện JW cho biết:
Chị N. gọi đến báo tình trạng má phải bị sưng to, bầm tím, đau nhức liên tục và vùng má nóng ran do trước đó có tiêm filler. Chị N. khẩn thiết mong được đến Bệnh viện JW để nạo filler, vì tình trạng này đã kéo dài. Chị N. cho biết đã gọi đến nhiều nơi, nhưng các bên đều từ chối vì bệnh viện thẩm mỹ đã ngưng hoạt động nên không thể nhận bệnh. Hiện tại, khối áp-xe đã lan rộng nửa mặt chị N. bị hành sốt nhiều ngày liên tục. Nghe chị N. mô tả tình trạng, nên chúng tôi nhận biết là chị N. đã bị nhiễm trùng hoặc hoại tử mô cần phải mổ khẩn, nên đã nhanh chóng xin ý kiến chỉ đạo của Giám Đốc bệnh viện JW.
Không nỡ từ chối bệnh nhân, dù bệnh viện bị đóng cửa…
Sau khi nghe báo cáo từ phía nhân viên, Bác sĩ Tú Dung đã thông báo bệnh nhận đến Bệnh viện JW để mổ khẩn cấp, vì nếu để lâu khối áp-xe lớn dần sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Chia sẻ về lý do tiếp nhận bệnh nhân, Bác sĩ Tú Dung cho biết:
Theo chỉ thị 16, bệnh viện thẩm mỹ không được hoạt động loại hình phẫu thuật thẩm mỹ thông thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp tiếp nhận cấp cứu trong mùa dịch vẫn được. Trường hợp của bệnh nhân N. là bị hoại tử mô mềm và tụ dịch sau khi tiêm filler nên cần mổ khối áp-xe và nạo hút filler để tránh hoại tử gương mặt.
Nữ bệnh nhân tiêm filler bị áp-xe mặt thoát kiếp “hoại tử gương mặt” sau khi cấp cứu kịp thời
Qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, Bác sĩ Tú Dung nhận định bệnh nhân bị hoại tử mô mềm và tụ dịch sau khi tiêm filler. Ổ dịch trên má phải tụ thành khối áp xe với đường kính gần 10 cm, nên phải mổ khẩn ngay trong ngày.
Chị N. cũng chia sẻ:
Cách đây 2 năm tôi từng thực hiện tiêm filler với mức giá lên đến gần 40 triệu đồng. 1 năm sau, tiếp tục tiêm filler Hàn Quốc tại Spa TP.HCM. Được miễn phí nên tôi cũng không nghi ngờ gì. Cách đây 8 ngày, trên vùng má phải xuất hiện nốt mụt nhỏ như mụn. Tôi đã dùng tay nặn, chỉ sau 2 ngày thì chỗ đó hình thành khối áp xe lớn, tím tái, căng tức như muốn vỡ tung. Suốt 6 ngày, tôi sốt triền miên, mặt sưng to, đau nhức, không thể ăn nhai bình thường. Tôi có đến khám ở 1 bệnh đa khoa Quận 7, họ kêu phải tìm đến bệnh viện thẩm mỹ mới xử lý được. Tội liên hệ nhiều bệnh viện thẩm mỹ nhưng hầu hết đều không tiếp nhận điều trị thẩm mỹ trong mùa dịch.
Ekip các bác sĩ Bệnh viện JW mổ cấp cứu, nạo toàn bộ mô hoại tử cho bệnh nhân áp-xe mặt vì tiêm filler
Trải qua 3 tiếng, bác sĩ Tú Dung và ekip khoa răng hàm mặt bệnh viện JW đã hoàn tất ca cấp cứu nạo toàn bộ mô hoại tử do tiêm filler
Bác sĩ Tú Dung cho biết:
Ekip thực hiện đồng thời hai đường mổ bên trong và bên ngoài má để có thể xử lý triệt để khối áp xe. Đường mổ bên trong để nạo toàn bộ filler biến chứng, đồng thời đặt ống dẫn lưu với đường mổ nhỏ chỉ 1cm bên ngoài má để hút hết filler ra. Khó khăn nhất là làm sao nạo hút hết filler len lỏi khắp nơi trong má bệnh nhân nhưng vẫn phải bảo đảm không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. May mắn thay, sau cấp cứu, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, và sẽ tiếp tục tiêm truyền kháng sinh liên tục trong 1 tuần tới.
Lại thêm một nạn nhân hoại tử mũi sau nâng mũi tại Spa cầu cứu
Tương tự trường hợp chị N, chị N.V.T.H (25 tuổi, ngụ Quận 8, TP.HCM) cũng gặp biến chứng sau khi nâng mũi tại 1 spa. Chị H. gặp khó khăn khi liên hệ các bệnh viện chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ và bị từ chối vì lý do ngưng hoạt động theo chỉ thị 16.
Nhờ người quen của mình, chị H. đã liên hệ và được bác sĩ Tú Dung tiếp nhận cấp cứu và xử lý chiếc mũi bị hoại tử, lở loét và sụn mũi đã đâm thủng đầu mũi.
Chị H. kể lại:
Tôi đã nâng mũi 3 lần tại cùng một cơ sở Spa trên địa bàn quận 4. Họ đã sửa đi sửa lại mũi tôi bằng đủ mọi phương pháp: căng chỉ vàng với mức giá hàng chục triệu, bọc sụn tai nhưng cũng méo lệch, và mới đây là chống sụn nhân tạo megaderm với chi phí hơn 20 triệu đồng. Vì thấy có người nổi tiếng quảng cáo nên tôi trao hết lòng tin. Khi gặp chuyện, nhân viên tư vấn và chủ Spa chối bỏ trách nhiệm và khẳng định tình trạng của tôi là bình thường.
Phẫu thuật rút sụn mũi cấp cứu
Trong cùng ngày 22/7, chị H. đến bệnh viện JW và được bác sĩ ở đây chỉ định lên tháo sụn gấp vì lý do nhiễm trùng nặng.
Cận cảnh phẫu thuật cấp cứu rút sụn mũi thâm đen cho bệnh nhân bị hoại tử mũi
Bác sĩ Tú Dung cho biết:
Trải qua 4 tiếng, chúng tôi đã hoàn tất việc rút sụn nhân tạo, bơm rửa sạch toàn bộ ổ dịch, xử lý phần mô hoại tử và bảo tồn đầu mũi. Khó khăn nhất của ca này là bảo tồn đầu mũi, nhưng hiện tại mọi chuyện đã ổn thỏa. Trước đó, mũi được đặt một khối sụn nhân tạo thô, to, vùng đầu mũi đã bị lở loét. Sụn nhân tạo đâm xuyên vách ngăn mũi, lòi ra ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến hoại tử mũi là do người thực hiện làm sai kỹ thuật hoàn toàn và quan trọng nhất là họ lừa bệnh nhân là chống sụn nhân tạo megaderm nhưng rõ ràng là hàng giả.
Bệnh nhân gặp biến chứng thẩm mỹ cũng cần được cấp cứu trong mùa dịch
Hiện tại, do tình hình dịch bệnh ngày một căng thẳng, và theo thông tin chỉ thị 16 từ Chính phủ, các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ sẽ phải tạm ngưng hoạt động.
Bác sĩ Tú Dung trăn trở:
Bệnh viện JW đã tạm ngưng hoạt động một thời gian tuân theo quy định thành phố. Nhưng các bệnh nhân gặp biến chứng, hoại tử do làm tại cơ sở kém chất lượng sao có thể chịu đựng nếu gặp vấn đề? Nghe các bệnh nhân của mình chia sẻ cảm giác đau đớn mà họ phải chịu, thật khiến người bác sĩ như tôi cảm thấy xót xa. Nhiều bệnh nhân hoảng loạn, đau đớn vì tình trạng nghiêm trọng, kéo dài mà gọi nơi nào cũng bị từ chối vì nhiều lý do.
Phải chăng, các bệnh nhân gặp biến chứng thẩm mỹ trong mùa dịch sau làm đẹp cũng cần được quan tâm và xem đây là nhu cầu thiết yếu, vì họ cũng phải gánh chịu nỗi thống khổ riêng?!