Nhiều người gặp phải tình trạng đầu mũi đỏ sau nâng là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có lúc đó là biểu hiện bình thường sau thẩm mỹ. Vậy nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi bắt nguồn từ nguyên do gì? Hãy cũng Bệnh viện JW tìm hiểu và tìm ra hướng xử lý hiệu quả nhé.
Đầu mũi đỏ sau nâng nguyên nhân do đâu?
Biến chứng hậu thẩm mỹ
Trung bình tầm 1 – 2 năm sau khi nâng mũi mới xuất hiện biến chứng đầu mũi bóng đỏ. Phần lớn những chiếc mũi hỏng do biến chứng xuất phát từ những trung tâm làm đẹp không uy tín.
Tại đây họ nâng mũi quá cao vô tội vạ không phù hợp với gương mặt, từ đó mới dẫn đến hệ lụy khác. Có nhiều người da đầu mũi không đủ dày quá mỏng để che sụn nâng. Ngoài ra chất liệu chất liệu sụn nâng thô cứng kém chất lượng cũng là nguyên nhân. Cộng hưởng lại với nhau theo thời gian đầu mũi bị bào mòn. Dẫn đến bóng đỏ đầu mũi và nguy cơ tuột sụn cao.
Đầu mũi bóng đỏ là 1 phần của biến chứng
Đầu mũi đỏ sau nâng mũi do da bị căng quá mức
Nguyên nhân khiến đầu mũi bị đỏ sau khi thẩm mỹ có thể do da mũi mỏng lại còn bị căng kéo quá mức. Không đủ máu để nuôi, cơ thể sẽ tự tăng cường số lượng mạch máu đến da vùng đầu mũi cần nuôi dưỡng. Do cơ chế tự xử lý này của cơ thể khiến mũi đỏ là biến chứng phổ biến ở các ca thẩm mỹ mũi.
Nhiễm trùng đầu mũi
Ngay sau khi vừa mới nâng mũi thì mũi sưng đỏ là biểu hiện rõ nét nhất của sự nhiễm trùng. Một số người vừa thẩm mỹ xong đã bị bóng đỏ đầu mũi ngay lập tức. Hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí 10 – 20 năm sau mới xuất hiện. Ngoài ra nhiễm trùng mũi còn bao gồm những triệu chứng như sưng tây, đau đớn, phù nề, vết thương chảy dịch, mủ thậm chí là rỉ máu.
Hiện tượng này có thể do nhiễm trùng mũi khi phòng phẫu thuật không vô trùng
Phản ứng ngay sau phẫu thuật
Đối với mũi mới nâng lần đầu thì dù cho là một tiểu phẫu thì vẫn cần phải tác động dao kéo. Vì thế nên đầu mũi bị sưng sau nâng mũi chỉ là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Da đầu mũi chưa kịp co dãn khi mũi được nâng cao một cách nhanh chóng như vậy mới xảy ra phản ứng. Thường thì mũi cần 5 – 7 ngày sau nâng để thích nghi sau đó sẽ giảm đỏ dần theo thời gian. Nhưng nếu 1- 2 tuần mà đầu mũi vẫn bóng đỏ thì cần nhanh chóng đi thăm khám để xử lý kịp thời.
Xem thêm:
> Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi và cách điều trị
> Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
Sau bao lâu đầu mũi mới hết bóng đỏ
Tuy nhiên vẫn có trường hợp mũi bóng đó chỉ là hiện tượng tạm thời
Với những trường hợp nâng mũi bị đỏ đầu mũi do phản ứng tự nhiên của cơ thể thì cần 7 – 10 ngày sẽ hết hoàn toàn bóng đỏ. Trong khoảng thời gian này mũi cần thích nghi với chất liệu nâng mũi là sụn nhân tạo. Đồng thời đủ thời gian để cho da mũi co giãn và đàn hồi cho phù hợp với dáng mũi mới.
Khách hàng thường sẽ phải trải qua 4 giai đoạn sau khi nâng mũi từ khi bóng đỏ đến khi bình thường:
- Từ 1 đến 2 ngày sau nâng: Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ sưng đỏ, bầm tím và đau nhức sẽ khác nhau.
- Từ 3 – 4 ngày tiếp theo: Mũi bắt đầu thích nghi với sụn nâng nhân tạo. Da mũi cũng đang co giãn để phù hợp với dáng mũi mới. So với 2 ngày đầu thì cũng đã đỡ đau nhức hơn. Hiện tượng sưng bóng đỏ đầu mũi cũng bắt đầu thuyên giảm từ từ.
- Từ 7 – 10 ngày: Lúc này thì những vết thương khi nâng mũi đã tương đối lành. Mũi bắt đầu vào dáng và đầu mũi cũng đã hoàn toàn hết đỏ. Lúc nào cảm giác đau nhức đã hầu như không còn.
- 1 tháng sau nâng: Lúc này mũi đã vào dáng ổn định, đã mềm mại và tự nhiên hơn trước. Vì mũi đã hoàn toàn thích nghi được với vật liệu nhân tạo.