Chuyên gia nhận định về việc vỡ túi ngực trên máy bay

Vụ việc ca sĩ bolero Ivy Trần bị vỡ túi ngực khi đi máy bay trong những ngày qua đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Theo đó, một số phỏng đoán đưa ra nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do áp suất. 
 
Sau 7 năm phẫu thuật nâng ngực, Ivy Trần đã phải tìm đến BS Phan Hiệp Lợi  để điều trị tình trạng túi ngực vỡ (bên trái). Cho đến ngày 31-10, nữ ca sĩ đã được xuất viện. Dự kiến sau 7 ngày bệnh nhân sẽ được tái khám, kiểm tra lại tình trạng ngực.
 
Bác sĩ Hiệp Lợi điều trị cho trường hợp của Ivy Trần

Sự cố vỡ túi ngực mà Ivy Trần mắc phải diễn ra trên chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam. Do thời điểm túi ngực vỡ ngay trên máy bay nên khiến cho nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, BS Phan Hiệp lợi đã bác bỏ nguyên nhân túi ngực bị vỡ do áp suất gây ra. 

Theo lý giải của chuyên gia, khi hành khách ở trên máy bay áp suất sẽ tương tự như ở dưới mặt đất (khoảng 760mmHg). Mặc dù máy bay có di chuyển ở độ cao nào đi chăng nữa, áp suất bên trong cũng không hề thay đổi, để đảm bảo an toàn cho hành khách. 

Rất nhiều người phẫu thuật nâng ngực di chuyển bằng phương tiện máy bay, đi nhiều nơi nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Do đó, không thể lý giải việc vỡ túi ngực là do áp suất trên máy bay. 

Túi ngực sau khi bị vỡ được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân

Trong quá trình điều trị cho Ivy Trần, bác sĩ Hiệp lợi cho biết thực tế túi ngực đã bị vỡ từ bên trong. 

Cũng chung quan điểm này, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc khẳng định: “Tôi đã từng thử nghiệm thả túi ngực từ tòa nhà 10 tầng, dùng  ôtô 7 chỗ cán ngang túi ngực nhưng không bể vỡ”.

Thử nghiệm xe ôtô 7 chỗ cán ngang túi ngực không bể vỡ

Theo lý giải từ phía chuyên gia,  nguyên nhân gây vỡ túi ngực có thể là do chất lượng túi ngực không đảm bảo hoặc kỹ thuật đặt túi không đúng. Đối với túi ngực hiện nay thường được thiết kế với 2 màng bảo vệ, nếu như kỹ thuật viên đặt túi không chú ý, làm hỏng lớp màng này, cộng với thời gian sử dụng túi lâu, chèn ép nhiều năm rất có thể khiến túi bị bể vỡ. 

Clip thực tế thử độ bền bỉ của túi nâng ngực được thực hiện bởi JW Hàn Quốc

Bác sĩ Tú Dung nói thêm: “Khi túi ngực tồn tại trong cơ thể, cơ thể sẽ tự động tạo ra một lớp bao xơ mỏng quanh túi ngực. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu như lớp bao xơ này quá dày thì có thể gây xơ cứng, đau nhức. Việc này có thể khiến túi ngực bị méo mó, chứ không thể làm rách túi ngực”. 

Đối với sự cố vỡ túi ngực thông thường, bác sĩ Tú Dung đã từng xử lý rất nhiều trường hợp 

TS BS Nguyễn Phan Tú Dung cho biết, sự cố vỡ túi ngực không phải là hiếm. Ông cũng thường tiếp nhận, xử trí cho các trường hợp bị vỡ túi ngực sau khi nâng ngực. Điều đầu tiên bệnh nhân cảm nhận chính là hai bầu ngực rất khác nhau, gây đau đớn hoặc khó chịu. 

Túi ngực an toàn sẽ không bị bể vỡ ngay cả khi tác động vặn xoắn

Sau phẫu thuật, nếu có bất kì biểu hiện nào lạ tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Việc sử dụng máy siêu âm sẽ mang lại hiệu quả chuẩn đoán trên 90%, sau đó kết hợp với máy MIR để xác định 10% còn lại. 

Ngay sau khi phẫu thuật loại bỏ túi ngực, nếu cơ thể ổn định, bệnh nhân có thể tiếp tục đặt túi độn ngực và tạo hình lại vùng ngực. Việc lựa chọn túi độn ngực nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, độ uy tín của thương hiệu để đảm bảo an toàn.

(Thẩm Mỹ Hàn Quốc)

Xem thêm:
Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.