Phẫu thuật chuyển giới ở Việt Nam chưa được nhà nước cho phép. Chính vì vậy, rất nhiều người đã đi nước ngoài để phẫu thuật, với mong ước được sống thật với giới tính của mình.
Chỉ thay đổi hình thể
Những năm gần đây, phẫu thuật chuyển giới không còn là điều xa lạ với nhiều người, đặc biệt là thế hệ 8X, 9X. Ngày càng nhiều người mong muốn hoàn thiện hình thể, thay đổi đường nét từ gương mặt đến thân hình từ nam thành nữ hoặc ngược lại.
Theo các chuyên gia, phẫu thuật chuyển giới là việc tác động giải phẫu chuyển đổi giới tính hay chỉnh sửa để thiết lập bộ phận sinh dục giả.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật các cơ quan này chỉ thay đổi về hình thể, một số chức năng không được hoàn thiện. Ví dụ như nam giới chuyển thành nữ thì không thể mang bầu, phụ nữ chuyển thành nam giới thì không có hiện tượng xuất tinh…
Việc phẫu thuật chỉnh sửa cơ quan sinh dục chỉ mang tính mô phỏng, đáp ứng ước muốn cho người thực hiện sống đúng với giới tính tâm lý của mình.
Phẫu thuật chuyển giới không đồng nghĩa với việc chuyển đổi giới tính. Nếu muốn chuyển đổi giới tính phải điều trị thay đổi hormone bên trong cơ thể từ nam thành nữ hoặc nữ thành nam. Hormone có ảnh hưởng đến giọng nói, độ nữ tính, tóc tai, da dẻ và các yếu tố khác từ bên trong cơ thể phát ra.
Nhiều người sử dụng hormone để tiêm hoặc uống, nhằm mục đích hoàn thiện bản thân sau khi đã phẫu thuật chuyển đổi hình thể.
Việt Nam chưa cho phép phẫu thuật
Cho đến thời điểm hiện tại, luật dân sự 2015 của Việt Nam đã có những quy định về vấn đề chuyển giới thay đổi trên giấy tờ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa cho phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ chuyển giới.
Về mặt pháp lý, để được thay đổi giới tính trong giấy tờ thì bắt buộc người chuyển giới đã được cải thiện giải phẫu cơ quan sinh dục. Trong trường hợp chỉ sử dụng hormone hoặc nâng ngực thì không thể được pháp luật công nhận là người chuyển giới.
Tại Việt Nam, các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc thẩm mỹ chỉ được phép phẫu thuật thay đổi cơ quan sinh dục trong các trường hợp bệnh nhân khuyết tật, tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây khiếm khuyết về thể chất và giới tính. Những trường hợp thông thường, cơ thể khỏe mạnh nhưng tự bản thân muốn phẫu thuật theo ý muốn thì không được thực hiện.
Tại một số Quốc gia cho phép phẫu thuật chuyển giới (Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản), mỗi nơi đều có quy định riêng về việc phẫu thuật. Theo đó, các giai đoạn bắt buộc trước khi phẫu thuật có thể bao gồm:
+ Giai đoạn 1 – Kiểm tra tâm lý, trải nghiệm cuộc sống thực:
Người có ý muốn chuyển giới cần có thời gian ít nhất 6 tháng để kiểm tra tâm lý. Hằng ngày phải ăn mặc và sống đúng với giới tính mong muốn của mình. Để làm điều này có thể những người chuyên giới phải đối mặt với sự phản đối của gia đình, người thân.
Giai đoạn này, người mong muốn chuyển giới có thể tiếp cận với hormone giới tính. Theo thống kê, có khoảng 40% người không thể vượt qua giai đoạn này đã quay về đời sống bình thường trở lại.
+ Giai đoạn 2 – Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:
Tăng cường sử dụng hormone bằng việc tiêm hoặc uống. Lúc này cơ thể sẽ có sự thay đổi rõ rệt hơn (Ví dụ: Người nam chuyển thành nữ thì giọng nói nhỏ nhẹ, không mọc râu, cơ bắp tiêu biến, mô ngực phát triển…).
Nếu không thể vượt qua giai đoạn này, người chuyển giới có thể ngưng sử dụng hormone để quay về trạng thái cơ thể bình thường sau vài tháng.
+ Giai đoạn 3 – Phẫu thuật hình thể:
Trong khoảng 2-3 năm sau khi thay đổi nội tiết tố của cơ thể, lúc này người chuyển giới có thể tiến hành phẫu thuật thay đổi cơ quan sinh dục để hoàn thiện cơ thể.
Trước khi phẫu thuật cần xem xét kĩ thể trạng sức khỏe. Dù đã thay đổi tạo hình cơ quan sinh dục, người chuyển giới vẫn phải sử dụng hormone suốt cuộc đời còn lại của mình. Cơ quan sinh dục chỉ có hình dáng giống thật, còn chức năng không thể giống như của người bình thường.
Những thay đổi về mặt sức khỏe
Việc chuyển giới có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, tuyến yên và buồn trứng (ở nam là tinh hoàn). Phẫu thuật chuyển giới còn có thể phá hủy nhiều bộ phận rất quan trọng tồn tại trong hormone giới tính do sử dụng hormone nhiều.
Một số bệnh sau khi chuyển giới rất dễ mắc phải như: Tụ máu, dễ tử vong do nhồi máu, người bán nam bán nữ, thoái hóa xương, viêm khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Một số trường hợp bị rối loạn tâm lý, cảm xúc.
Mặt khác, việc phẫu thuật chuyển giới không phải chỉ thực hiện một lần là có thể thay đổi toàn bộ hình thể. Nhiều người phải trải qua hàng chục, hoặc cả trăm ca phẫu thuật mới cải thiện được hình thể như mong đợi. Sau nhiều năm, sức khỏe sẽ xuống cấp, thân hình già nua nếu không sử dụng thuốc hoặc hormone.
Người chuyển giới tiêu biểu ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, đương kim Hoa hậu chuyển giới Quốc tế Hương Giang đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ. Bản thân Hương Giang trước đây là nam giới, cô đã phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật và những định kiến xã hội để có được thành công ngày hôm này trong cương vị Hoa hậu.
Sau khi đội lên mình vươn miệng, người đẹp đang tiến hành chiến dịch thu thập chữ kí từ cộng đồng để gửi đến Bộ Y tế Việt Nam và Quốc hội, để ủng hộ luật chuyển đổi giới tính của nước nhà.
Một số người đẹp chuyển giới được đông đảo cộng đồng biết đến tại Việt Nam như: Cindy Thái Tài, Lâm Chi Khanh, Lan Phương Nexttop (2013), Bảo Ngọc (MasterChef), hot girl Trâm Anh…