Tìm hiểu : Mũi cao lên theo thời gian không?

Một chiếc mũi cao là dáng mũi mà hầu hết ai cũng ao ước có được. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng may mắn sở hữu dáng mũi này. Nhiều câu hỏi đặt ra là liệu mũi có cao lên khi chúng ta lớn lên được không? Hay có cách nào để mũi cao lên không? Để trả lời cho những câu hỏi này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

mui-cua-chung-ta-co-cao-len-theo-thoi-gian-khong

Tổng quan 

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp, nhô ra nằm giữa khuôn mặt, có 2 lỗ mũi ngăn cách nhau bởi vách mũi cho không khí đi vào và ra qua hệ vỏ bọc, thông với miệng. Sau mũi là cơ quan khứu giác và xoang, không khí sẽ qua hầu sau hốc mũi, một phần đi qua hệ tiêu hóa, và sau đó vào phần còn lại của hệ hô hấp. Mũi có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm, làm sạch luồng không khí đi qua mũi, dùng để ngửi và tham gia vào việc phát âm, cộng hưởng âm thanh. Vì vậy, mũi đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người.

Mũi của chúng ta thay đổi như thế nào theo thời gian?

Ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên và giai đoạn đầu trưởng thành, mũi ngày càng phát triển. Nó phát triển cùng với phần còn lại của khuôn mặt và cơ thể của bạn.

Khi nào chính xác thì mũi ngừng phát triển vẫn còn được tranh luận giữa các chuyên gia. Một số nhà nghiên cứu báo cáo rằng mũi ngừng phát triển vào khoảng 12 tuổi, trong khi những người khác nói rằng nó dừng lại ở độ tuổi lớn hơn, khoảng 16 hoặc 17, hoặc thậm chí ở tuổi trưởng thành sớm. 

Khi bạn đến tuổi trưởng thành, mũi sẽ ngừng phát triển. Mũi của chúng ta thay đổi theo thời gian do sự phát triển của cơ thể và các yếu tố lão hóa. Những thay đổi này có thể được chia thành các giai đoạn chính:

1. Giai đoạn trẻ nhỏ

  • Kích thước mũi nhỏ:
    Mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kích thước rất nhỏ vì xương và sụn mũi chưa phát triển đầy đủ. Cấu trúc mũi chủ yếu được hình thành từ mô mềm và sụn non.
  • Cấu trúc chưa hoàn thiện:
    Trong giai đoạn này, xương mũi chưa phát triển cứng cáp. Sụn mũi mềm và dễ biến đổi hình dạng, tạo điều kiện cho sự phát triển linh hoạt sau này.
  • Xương mũi hình thành:
    Khi trẻ lớn lên, xương mũi bắt đầu phát triển rõ nét hơn, tạo ra cấu trúc vững chắc hơn. Tuy nhiên, vì mũi còn đang phát triển, nó vẫn có sự mềm mại và linh hoạt, dễ bị ảnh hưởng bởi chấn thương hoặc áp lực.

2. Giai đoạn dậy thì

  • Phát triển mạnh mẽ nhất:
    Đây là giai đoạn mũi trải qua những thay đổi rõ rệt nhất. Sụn và xương mũi tăng trưởng đồng bộ với khuôn mặt, giúp mũi trông lớn hơn và rõ nét hơn. Điều này là do cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng, kích thích sự phát triển của các bộ phận.
  • Đầu mũi cao hơn hoặc thay đổi:
    Sự phát triển tự nhiên của sụn có thể làm đầu mũi trông cao hơn hoặc thay đổi nhẹ về hình dáng. Điều này cũng giúp cân đối hơn với cấu trúc khuôn mặt đang phát triển.
  • Tương quan với khuôn mặt:
    Mũi lớn lên theo tỉ lệ với khuôn mặt, giúp nó hòa hợp với các đặc điểm khác như trán, cằm, và gò má.

3. Giai đoạn trưởng thành (sau 20 tuổi)

  • Sự phát triển của xương và sụn mũi gần như dừng lại. Hình dáng mũi thường ổn định và ít thay đổi.
  • Da mũi có thể căng và giữ độ đàn hồi, giúp mũi trông cân đối hơn.

4. Giai đoạn lão hóa (sau 40 tuổi)

  • Sụn yếu đi:
    Khi tuổi tác tăng lên, sụn mũi có xu hướng mất đi độ cứng, dẫn đến hiện tượng đầu mũi chảy xệ. Đây là một biểu hiện tự nhiên của lão hóa.
  • Da mất đàn hồi:
    Da trên mũi trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi. Điều này làm lộ rõ các cấu trúc bên dưới, khiến mũi trông dài hơn hoặc hốc hác hơn.
  • Cấu trúc thay đổi:
    Các mô mềm xung quanh mũi, như mỡ và cơ, giảm đi theo thời gian. Kết hợp với sự thay đổi của sụn, điều này có thể khiến mũi trông khác biệt so với khi còn trẻ.

5. Yếu tố tác động khác

  • Chấn thương hoặc tai nạn:
    Các chấn thương ở mũi có thể làm thay đổi hình dạng hoặc cấu trúc của mũi, như lệch vách ngăn hoặc biến dạng đầu mũi. Những thay đổi này có thể xảy ra bất kể tuổi tác.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ:
    Can thiệp thẩm mỹ như nâng mũi hoặc chỉnh hình mũi có thể thay đổi vĩnh viễn hình dáng mũi, giúp đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn.
  • Môi trường và thói quen:
    Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm da mũi bị lão hóa sớm. Thói quen xoa bóp hoặc tác động lực thường xuyên lên mũi cũng có thể làm ảnh hưởng nhẹ đến hình dáng mũi theo thời gian.

Mũi không ngừng thay đổi suốt cuộc đời, dù mức độ thay đổi là ít hay nhiều. Những thay đổi này chủ yếu liên quan đến sự phát triển tự nhiên và quá trình lão hóa. Nếu bạn lo lắng về sự thay đổi của mũi, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn cụ thể.

Mũi có tự cao lên khi chúng ta lớn không? 

Cơ thể của mọi người đều thay đổi một cách tự nhiên theo thời gian. Mũi cũng phát triển theo tuổi tác, nhưng chỉ đến một thời điểm nhất định. Và nó có thể thay đổi kích thước và hình dạng. Nhưng không phải cấu trúc xương. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý:

  • Phát triển trong giai đoạn dậy thì:
    Trong giai đoạn dậy thì, các cấu trúc xương và sụn mũi phát triển để hoàn thiện. Đây là lúc mũi có thể trông cao hơn hoặc to hơn khi so với thời thơ ấu. Tuy nhiên, sau giai đoạn này (thường kết thúc vào khoảng 18-20 tuổi), sự phát triển của mũi sẽ chậm lại và dừng hẳn.

  • Thay đổi do lão hóa:
    Khi lớn tuổi, sụn và mô mềm của mũi có thể yếu đi, khiến mũi trông thấp hơn hoặc thay đổi hình dạng. Da cũng có thể trở nên mỏng hơn hoặc mất độ đàn hồi, làm lộ rõ những đường nét của cấu trúc mũi.

  • Ảnh hưởng từ môi trường hoặc chấn thương:
    Những yếu tố như tai nạn, thói quen (chẳng hạn như bóp mũi thường xuyên), hoặc phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm thay đổi hình dáng và chiều cao của mũi.

Có một thực tế là mũi có cao hay không phần lớn phụ thuộc vào gen di truyền. Và thông thường, mũi có cao hay không đã định hình từ khi còn bé. Cho nên bước vào độ tuổi dậy thì, độ cao và dáng mũi không có sự thay đổi quá nhiều. 

Mũi có cao lên không nhìn chung các tác động bên ngoài không làm sống mũi cao lên như các bài tập vuốt mũi, kẹp mũi, massage chẳng hạn. Thậm chí, nó còn có thể ảnh hưởng tới chức năng của mũi nếu bị lạm dụng. Xem lại cách làm mũi cao và thon gọn tự nhiên

mui-cua-chung-ta-co-cao-len-theo-thoi-gian-khong

Phẫu thuật thẩm mỹ là cách tối ưu nhất giúp cải thiện dáng mũi – Bệnh viện JW

Cách tốt nhất để cải thiện dáng mũi đó chính là nhờ đến những can thiệp thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp nâng mũi khác nhau để tạo sóng mũi cao, thanh tú. Trong đó có các biện pháp không phẫu thuật như: nâng mũi bằng chỉ sinh học, tiêm filler. Và phẫu thuật nâng mỹ có tác động dao kéo.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên da, trẻ trong độ tuổi dậy thì không nên nâng mũi. Bởi đây là giai đoạn xương còn phát triển, cấu trúc gương mặt có thể sẽ thay đổi. Do đó, việc nâng mũi sẽ không phù hợp, có thể mất cân đối với gương mặt sau này.

Bên cạnh đó, tâm lý của các em vẫn chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng và thiếu kiến thức nên sau khi nâng mũi có thể sẽ không biết cách chăm sóc sao cho phù hợp, dễ gây biến chứng.

Kết luận 

Mũi sẽ phát triển trong suốt thời thơ ấu và giai đoạn niên thiếu của bạn. Nó thậm chí có thể phát triển một chút trong thời kỳ đầu trưởng thành. Nhưng sau đó, bất kỳ thay đổi nào mà bạn nhận thấy đều không liên quan đến sự phát triển của mũi. Thay vào đó, chúng là kết quả của những thay đổi trên da và sụn của bạn làm thay đổi hình dạng của mũi. Những thay đổi này là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Thực chất mũi bạn không hề cao lên! Phương pháp giúp mũi cao hiệu quả như mong muốn đó là phẫu thuật thẩm mỹ. Vì vậy, cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân!

Xem thêm:

Bệnh Viện JW Hàn Quốc