Hình ảnh các chiến sĩ áo trắng xông pha vào chiến trường của “phi vụ lịch sử” – Tiêm vaccine Covid-19 trong những ngày qua, hẳn đã làm ít nhiều người cảm động. Những ngày nắng nóng hơn 40 độ, những cơn mưa bất chợt mùa hè càng tô thêm màu sắc cho bức tranh chiến đấu thời bình. Hy vọng cuộc chiến đánh bay Covid-19 sẽ sớm toàn thắng, đưa Sài Gòn trở về những ngày nhộn nhịp vốn có.
Khoảnh khắc “lịm tim” Bác sĩ Tú Dung trực tiếp thăm Y Bác sĩ tham gia chiến dịch tiêm vaccine Covid-19
Ở đâu khó, ở đó có JW – Ở đâu có dịch Covid-19, ở đó có JW
Toàn cảnh DỊCH Covid-19 TP.HCM những ngày cuối tháng 6
Cổ nhân có câu: “Ai cũng chọn việc nhàn rỗi, việc khó để phần ai?”…
Giữa thế cuộc dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, TP.HCM – một trung tâm kinh tế, giải trí bậc nhất của cả nước vốn náo nhiệt, đông đúc giờ trở nên thưa thớt, vắng lặng. Đã gần một tháng thành phố sống trong lệnh giãn cách với mục tiêu chặn đứng chuỗi lây lan của dịch bệnh, giờ đây, TP.HCM trở nên thật khác, thật lạ lẫm trong mắt của người dân. Dịch bệnh xảy ra với nhiều hệ lụy khiến nhiều cảnh người vốn đã nghèo nay lại thêm khó. Công việc chạy ăn từng bữa với những đồng lương ít ỏi nay cũng không còn.
Chính vì thế, thành phố đã nhanh chóng tiến hành chiến dịch lịch sử – tiêm vaccine Covid-19. Chiến dịch triển khai với mục tiêu tiêm hơn 800.000 liều vaccine cho đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21. Ngay khi mở đầu chiến dịch, Sở Y tế TP.HCM đã nhanh chóng tổng động viên toàn lực cán bộ y tế toàn thành, không kể công hay tư, tất cả chung tay vì một thành phố sớm trở lại bình ổn.
Tự nguyện, xông pha, không ngại gian khó
Hưởng ứng chủ trương toàn thành, Bác sĩ Tú Dung dù có bất ngờ nhưng cũng không khó đoán khi toàn thể Y Bác sĩ Bệnh viện JW đã xung phong cống hiến sức mình cho chiến dịch lần này. Dẫu biết rằng chốn đông người là nơi hiểm nguy nhất, dễ có nguy cơ trở thành F và lây nhiễm virus, nhưng nỗi lo đó làm sao bằng sức rẻ chẳng ngại gian khó.
Ở thời điểm này, nhân viên y tế không bước ra ngăn chặn dịch Covid-19 thì còn ai? Ở thời điểm này, ai cũng chọn việc nhàn rỗi thì việc khó để phần ai?…
Chính vì lẽ đó, chỉ sao vài giờ đồng hồ nhận lệnh tổng động viên từ Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện JW đã tự hào đóng góp 6 đội tiêm cho chiến dịch lịch sử. Với hơn 50 Y Bác sĩ, tập thể Bệnh viện JW hy vọng sẽ cùng thành phố sớm dập tắt dịch, mang thành phố trở về những ngày an yên.
Bác sĩ Tú Dung xuống thăm nhân viên tại chiến trường tiêm vaccine Covid-19
Phải tiêm hàng nghìn ca mỗi ngày, cùng với thời tiết nóng hơn 40 độ của mùa hè, Y Bác sĩ Bệnh viện JW không tránh khỏi mệt mỏi. Bác sĩ Tú Dung bất ngờ xuất hiện như một lời động viên, một cơn mưa mát lành giữa trời oi ả.
Những ổ bánh mì tiếp sức mùa dịch
Trên tay là túi bánh mì – đặc sản Sài Gòn cùng với nước mát, sự xuất hiện của vị Giám Đốc như niềm an ủi kịp thời cho cả ekip. Nhận được thông tin các Y Bác sĩ Bệnh viện JW đang tham gia chiến dịch thường không ăn uống đúng bữa, ai cũng tranh thủ tiêm cho công nhân sớm về nghỉ ngơi, vì thế Bác sĩ Tú Dung đã trực tiếp đến thăm hiện trường. Không cao sang, đắt tiền, nhưng có lẽ tấm lòng người lãnh đạo sẽ là dấu ấn mãi không phai trong lòng các chiến sĩ thời bình.
Từng cái bắt tay, từng lời hỏi thăm, từng cử chỉ quan tâm của Bác sĩ Tú Dung có thể lạ lẫm trong mắt nhiều người. Thế nhưng, với những người con bước ra từ mái nhà JW, đây là những điều quen thuộc. Không dễ gì có một người lãnh đạo thân thiện đến thế, bình dị đến thế, thương nhân viên như những người thân trong gia đình. Nhóm 50 Y Bác sĩ ra chiến trận, anh em còn lại trong nhà lại những đêm không ngủ ngóng tin. Đã 4 mùa dịch trôi đi, chúng ta đều thấy hình ảnh một JW như thế – bình tâm và can đảm.
Những tháng ngày không quên
Tiếp xúc hàng ngàn người, nguy cơ lây nhiễm cao
Tham gia chiến dịch lần này, mỗi người một hoàn cảnh. Có nữ điều dưỡng độc thân, nhìn ốm yếu, mảnh khảnh, thế nhưng lúc xông pha trận địa lại không chịu thua bất kỳ một ai. Cô làm mọi việc, không nề hà. Việc gì khó, cô xung phong làm.
Một nam bác sĩ khác với tinh thần trách nhiệm cực kỳ lớn. Vừa nhận báo động có bệnh nhân sốc sau tiêm vaccine, dù không thuộc trách nhiệm đội của mình, thế nhưng bác sĩ lập tức lao vào viện trợ. May thay, sự nhanh nhẹn và lòng quả cảm đã giúp bệnh nhân này nhanh chóng được cấp cứu kịp thời.
Những giọt mồ hôi đã rơi, nước mắt đã tuôn, những buổi tranh thủ chợp mắt không tròn giấc dưới tiết trời quá khắc nghiệt. Trên gương mặt của những Y Bác sĩ vốn dĩ được làm việc trong môi trường chuẩn 5 sao của Bệnh viện JW nay hằn những vết khẩu trang.
Một nữ điều dưỡng khác mắt đỏ hoe:
Em ban đầu thấy mệt mỏi và khó thở lắm, nhưng em cố gắng điều chỉnh nhịp thở để thích nghi. Hôm nay là ngày thứ 2 và em đang dần quen với mọi thứ rồi. Em vẫn rất ổn và sẽ tham gia đến cuối chiến dịch.
Khi dịch bệnh qua đi, liệu nhìn lại những tháng ngày này, bạn có còn nhớ?!
Rời xa gia đình, lên đường vào nhiệm vụ lịch sử
Một bác sĩ khác chính là câu chuyện đáng nhắc nhớ trong chiến dịch lần này. Sau 2 ngày đi đi về về giữa TP.HCM và Đồng Nai dù kết thúc ca làm việc đã ngót nghét 12h khuya, bác sĩ quyết định sẽ tự cách ly với gia đình. Bác sĩ xúc động chia sẻ:
Gia đình tôi tại Đồng Nai đều đã được tiêm vaccine, nên 2 ngày trước đó tôi vẫn đi về nhà thăm vợ con dù trời khá khuya, hôm sau lại bắt đầu công việc từ rất sớm. Thế nhưng nhận thấy nhiều nguy cơ từ các địa điểm này, đồng thời tôi muốn một thể lực tốt hơn để tham gia chiến dịch dài hạn, vì vậy tôi quyết định ở lại hẳn Sài Gòn. Tôi nhớ con lắm, cháu cũng vậy… Phải cố gắng thôi, tôi sẽ trở về khi Sài Gòn hết dịch.
Lời tuyên bố chắc nịch của vị bác sĩ mang cái tâm của người làm y khiến ai nghe cũng đều xúc động. Những hoàn cảnh tương tự không khỏi rơi nước mắt khi nhớ về gia đình.
Sài Gòn thân yêu, những người con, người mẹ, người cha rồi sẽ trở về bình an khi Sài Gòn hết dịch!