Trong điều trị ung thư vú, đoạn nhũ là một trong những phương pháp tối ưu, hiệu quả. Tùy vào tình trạng và mức độ, bệnh nhân ung thư vú sẽ phải đoạn nhũ hoàn toàn hay đoạn nhũ bảo tồn. Không ít bệnh nhân mất hoàn toàn vú sau điều trị nghĩ đến việc tái tạo ngực để cải thiện ngoại hình và khắc phục tâm lý mặc cảm. Vậy phương pháp tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú có gì khác so với người lành bệnh?
Tái tạo ngực là gì?
Tái tạo ngực là phẫu thuật để tái tạo hình dạng ngực sau khi bệnh nhân ung thư vú đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một túi ngực hoặc vạt mô tự thân, đôi khi cũng có thể kết hợp cả hai để tạo thể tích cho vú. Quá trình này trải qua nhiều bước nhằm khôi phục lại hình dạng, màu sắc và kích cỡ bình thường của ngực.
Phẫu thuật tái tạo ngực thường chia làm nhiều giai đoạn, hoàn tất sau 3 – 6 tháng. Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật đoạn nhũ hoặc có thể được thực hiện sau đó nếu bệnh nhân cần phải điều ung thư vú (hóa trị hay xạ trị) thêm một thời gian nữa.
Các phương pháp tái tạo ngực
Có thể chia các phương pháp tái tạo ngực ra làm 3 nhóm:
- Tái tạo ngực bằng vật liệu nhân tạo: Sử dụng các loại túi nâng ngực.
- Tái tạo ngực bằng vật liệu tự thân: Chuyển vạt mô tự thân nhằm lấp đầy mô tuyến ngực đã bị cắt bỏ. Vạt mô này gồm có mạch máu – bao gồm da, mỡ và đôi khi cả cơ.
- Tái tạo ngực bằng vật liệu tự thân kết hợp vật liệu nhân tạo.
Theo thống kê hiện nay, tỉ lệ lên đến 80% bệnh nhân dùng phương pháp đặt túi nâng ngực so với dùng vạt tự thân chỉ 20%.
Để xác định phương pháp tái tạo tốt nhất, bác sĩ điều trị ung thư và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cùng phân tích và thống nhất phương pháp dựa trên mặt ung thư học và tình trạng thực tế của bệnh nhân. Ngoài ra cần lưu ý rằng, việc chọn đúng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện tái tạo ngực là điều tối quan trọng để mang đến một kết quả hoàn hảo.
Tái tạo ngực bằng phương pháp đặt túi nâng
Đây là phương pháp cho bệnh nhân nhiều lựa chọn về kích cỡ và độ nhô của bầu ngực tái tạo (ngực to – khe ngực đầy hay ngực nhỏ nhắn – khe ngực rộng hơn) vì các loại túi nâng ngực có nhiều mức dung tích, chiều cao và chiều rộng khác nhau.
Nhiều bệnh nhân tái tạo ngực bằng túi nâng sẽ phải dùng túi giãn mô trước để tạo không gian trong ngực cho túi, một thời gian sau mới đặt túi vào. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng có thể đặt túi đồng thời với quy trình cắt bỏ tuyến vú mà không cần dùng đến túi giãn mô.
Tái tạo ngực bằng túi nâng thường có quá trình hồi phục ngắn hơn so với bằng vạt tự thân. Quá trình phẫu thuật thường mất từ 2 – 4 tiếng, và hầu hết bệnh nhân đều ở lại bệnh viện ít nhất một đêm. Sau 4 tuần gần như có thể quay lại thói quen bình thường và sau 6 – 8 tuần gần như đã cảm thấy bình thường trở lại.
Tái tạo ngực bằng phương pháp chuyển vạt mô
Một vạt mô được lấy từ vị trí khác trên cơ thể (như bụng, lưng, đùi hoặc hông) để tạo nên bầu ngực mới. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quá gầy có thể sẽ không thực hiện được phương pháp này, vì bệnh nhân cần có đủ lượng mô thừa ở vùng nào đó để có thể cắt ra một cách an toàn và không gây ra các vấn đề thẩm mỹ nghiêm trọng cũng như để tạo được bộ ngực mới với số đo vừa vặn.
Quá trình hồi phục sau tái tạo vú bằng vạt tự thân thường khó khăn hơn nhiều so với tái tạo bằng túi nâng. Quy trình phẫu thuật có thể kéo dài từ 3 – 6 tiếng đồng hồ, sau đó bệnh nhân thường phải ở lại vài đêm trong viện. Có thể sẽ mất 8 tuần mới hồi phục hoàn toàn và theo dõi liên tục sau đó để xem mô có tương thích với vị trí mới không.
Tái tạo ngực bằng phương pháp kết hợp
Tái tạo ngực kết hợp là phương pháp kết hợp thực hiện cả kỹ thuật tái tạo bằng vạt tự thân và túi nâng. Phương pháp này thường được thực hiện khi bệnh nhân không có đủ mô ở bất kỳ vị trí nào đó trên cơ thể để có thể lấy ra, cần phối hợp cả ghép vạt mô và đặt túi mới có thể tạo bầu ngực tròn.
Phương pháp tái tạo ngực tại Bệnh viện thẩm mỹ JW
Tại Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc, Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ kết hợp với Bác sĩ điều trị ung thư để nắm rõ phác đồ điều trị và mặt an toàn ung thư học cho bệnh nhân. Trong đó, tùy vào tình trạng thực tế và dự đoán tương lai của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Đặc biệt, Bệnh viện JW kết hợp cấy mỡ tự thân cho bệnh nhân tái tạo ngực nhằm tạo sự mềm mại, căng tròn tự nhiên cho ngực, giảm đến mức tối đa sự thô cứng giả tạo của bầu ngực tái tạo. Sau phẫu thuật 6 – 12 tháng, Bệnh viện JW tiếp tục tái tạo núm vú để hoàn thiện vòng 1 cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin vốn có của người phụ nữ.
Tiếp nhận nhiều trường hợp có mong muốn tái tạo vòng 1 sau điều trị ung thư vú, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung đã có những nghiên cứu bài bản về vấn đề này. Bác sĩ Tú Dung mong muốn hồi phục lại vòng 1 hoàn hảo cho chị em sau khi điều trị ung thư, xóa bỏ mặc cảm, tự ti vì mất đi một bộ phận cơ thể được xem là thiêng liêng của phụ nữ.
Khởi động dự án cộng đồng, lấy lại sức sống cho bệnh nhân ung thư vú
Dù biết rằng cắt tuyến vú là phương pháp tối ưu trong điều trị ung thư vú nhưng không ít bệnh nhân gặp hội chứng tâm lý sau khi thực sự biết rằng mình đã mất đi vòng 1. Có đến 87% bệnh nhân trong giai đoạn đầu thường cảm thấy lo lắng hoặc chán nản. Chia sẻ với Bệnh viện JW, một bệnh nhân kể rằng cảm giác hụt hẫng khi mất đi một phần cơ thể lúc tỉnh dậy vì cắt bỏ tuyến vú. Phần nhiều bệnh nhân sau hồi phục cảm thấy tự ti, mặc cảm với ngoại hình của mình. Họ thường chọn cách thu mình với bạn bè, đồng nghiệp, ngại giao tiếp xã hội. Đau lòng hơn khi một số chị em còn tự tách mình khỏi gia đình, không gần gũi chồng con như trước vì nỗi đau “mất ngực”.
Với nhu cầu lấy lại ngoại hình cao, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân không hiểu nhiều về các phương pháp tái tạo ngực. Ngoài ra, đa số không biết đâu là cơ sở y tế an toàn để gửi gắm tâm tư khó nói của mình. Thấu hiểu những vướng mắt đó, sắp tới đây Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc sẽ khởi động một dự án cộng đồng, nhằm tìm lại dáng vẻ vốn có của chị em phụ nữ sau khi cắt bỏ tuyến vú. Trong dự án lần này, Bệnh viện JW sẽ liên kết cùng một số Bệnh viện có chuyên khoa ung bướu tại TP.HCM để mang lại kết quả điều trị lẫn kết quả thẩm mỹ hiệu quả, an toàn.
Bác sĩ Tú Dung chia sẻ rằng đã dành rất nhiều tâm huyết cho dự án lần này, hy vọng chị em phụ nữ sau khi cắt tuyến vú vì ung thư sẽ tìm lại được vòng 1 tự tin, kiêu hãnh. Đây cũng là ý nghĩa xuyên suốt dự án với nhiều hoạt động thiết thực, nhân văn.