Trị bệnh bằng tế bào gốc có mang lại hiệu quả cao không?

Công nghệ sinh học ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tế bào gốc. Mọi người vẫn hay thắc mắc “Tế bào gốc có trị bệnh được không? hoặc là “Trị bệnh bằng tế bào gốc có hiệu quả không?Để giải đáp thắc mắc. Bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây.

tri benh te bao goc

Tế bào gốc có rất nhiều công dụng hữu ích

Sơ lược về tế bào gốc

“Trị bệnh bằng tế bào gốc” chắc hẳn là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Tế bào gốc nổi lên như một hiện tượng bởi công dụng thần kỳ mà nó đem lại. Vậy bạn có biết tế bào gốc là gì hay không?

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào phát triển biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt để thực hiện chức năng trong một mô cụ thể. Tế bào gốc có khả năng tự đổi mới và tăng sinh. Nó được ví như một liều thuốc thần kỳ có thể chữa lành, thay thế các cơ quan, nhóm mô đang và có nguy cơ hư hại.

Hơn nữa, tế bào gốc trung mô cũng đã được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp. Mặt khác, các tế bào gốc trung mô còn thử nghiệm trong điều trị tiểu đường, xơ gan,.…

Lịch sử nghiên cứu về tế bào gốc

Sự ra đời của tế bào gốc là đóng góp to lớn cho những thành tựu y học đáng kinh ngạc. Tế bào gốc đã và đang được nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ tại Nhật Bản. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn giúp nước Nhật được ghi nhận với 2 giải Nobel Y về những nghiên cứu vượt trội về công nghệ tế bào.

tri benh bang te bao goc

Đóng góp của hai nhà khoa học cho nền y học 

Với phát hiện tế bào gốc trưởng thành có thể được tái lập trình về di truyền học để thành một tế bào giống tế bào gốc phôi đã giúp cho hai nhà khoa học người Ạnh John Gurdon và Shinya Yamanaka người Nhật nhận được giải Nobel y năm 2012. Đây được xem là bước đột phá ngoạn mục của con người về công nghệ sinh học.

Tế bào gốc có từ đâu?

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC)

Là các tế bào đa năng có ở phôi giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang. Các tế bào này có khả năng phân chia để tạo thành nhiều tế bào gốc khác. 

Tuy nhiên, việc lấy tế bào gốc từ phôi chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do việc lấy tế bào gốc từ phôi liên quan đến đạo đức.

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC) 

Tế bào gốc trưởng thành là tế bào có tiềm năng biệt hóa thấp hơn tế bào gốc phôi. Tuy nhiên, không vấp phải các vấn đề về đạo đức khi nghiên cứu và ứng dụng. Loại tế bào gốc này thông thường chỉ có thể lấy từ mô mỡ và tuỷ xương.

Tế bào gốc từ mô dây rốn

Mô dây rốn chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau: Tế bào gốc trung mô, nội mô…

Mỗi loại tế bào gốc từ mô dây rốn đều là những tế bào đa năng. Các tế bào này có thể biệt hóa thành tế bào trong hệ thần kinh, da…hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở các cơ quan liên quan.

Xem thêm: Tế bào gốc có tốt không? Nhận định từ chuyên gia

Ứng dụng của tế bào gốc

Trong y học tái tạo

Tế bào gốc được sử dụng để bổ sung, sửa chữa, thay thế cho các tế bào bị bệnh. Tế bào này được phát triển thành các tế bào như tế bào tim, máu,… 

tri benh bang te bao goc

Tế bào gốc được ứng dụng trong y học 

Trong tương lai, còn được kỳ vọng có thể phát triển thành mô mới. Và được sử dụng trong cấy ghép và y học tái tạo. Đây là những thành tựu, nghiên cứu học có lợi cho sự phát triển về sau của con người.

Thử nghiệm, phát triển thuốc

Tế bào gốc nuôi cấy được dùng trong thử độc tính trước khi cho con người sử dụng. Đồng thời tế bào này còn được sử dụng để nghiên cứu hiệu quả của thuốc. Tức là kiểm tra xem thuốc có ảnh hưởng gì đến các tế bào của cơ thể không? Các tế bào có bị tổn hại hay không? 

Trị bệnh bằng tế bào gốc

Cấy ghép tế bào gốc (cấy ghép tủy xương) là phương pháp trị bệnh khá rộng rãi trong y khoa. Cấy ghép tế bào gốc được ứng dụng để thay thế các tế bào bị tổn thương do hóa trị, do bệnh…

Đây là cách giúp hệ thống miễn dịch của người hiến tặng có thể chống lại một số loại bệnh ung thư. Những ca cấy ghép này thường sử dụng tế bào gốc trưởng thành hoặc máu cuống rốn.

Tế bào gốc trong việc điều trị các bệnh lý về não: Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Đây là 2 bệnh lý rất khó điều trị tận gốc thế nhưng với các liệu pháp tế bào gốc sẽ giúp thay thế được các phần mô tế bào đã bị hư hại trong não.

Điều trị các bệnh lý về máu như: Thiếu hồng cầu, thiếu bạch cầu hay bệnh suy giảm miễn dịch đều có thể được điều trị bằng phương pháp này. 

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa: