Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 quan trọng thế nào với bệnh nhân Covid-19?

Trong bối cảnh toàn TP.HCM tuân theo Chỉ thị 16 nhằm chống dịch Covid-19, Bác sĩ Tú Dung tuy không trực tiếp tham gia vào công tác chống dịch tuyến đầu, nhưng vẫn luôn ủng hộ và đóng góp bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, chắc chắn phải kể đến ý nghĩa tuyệt vời của việc trao tặng 400 máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) cho các bệnh viện dã chiến.

Bác sĩ Tú Dung thông tin về tầm quan trọng của máy SpO2 trong việc theo dõi & điều trị sức khỏe bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ Tú Dung kịp thời viện trợ 400 máy SpO2 cho các bệnh viện dã chiến

Xuất phát từ tấm lòng sẻ chia với các bác sĩ đồng nghiệp và nguyện ước Sài Gòn hồi sinh trở lại, Bác sĩ Tú Dung đã tự mình tìm kiếm và liên hệ với các đơn vị cung cấp thiết bị y tế để thu mua 400 máy SpO2 để trao tặng cho các bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19 bị thiếu hụt về nguồn vật tư y tế. Ngoài ra, hàng trăm thiết bị y tế cần thiết khác cũng được Bác sĩ Tú Dung liên tục trao tặng trong hành trình “Tiếp sức bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19”: Máy bơm tiêm tự động, khẩu trang N95, áo chống nóng,… Sự viện trợ kịp thời này giúp các bác sĩ tuyến đầu rất nhiều trong công tác theo dõi và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.

Máy SpO2 giúp bệnh nhân Covid-19 phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu, để được can thiệp kịp thời khi trở nặng.

Covid-19
Bác sĩ Tú Dung kiểm tra chức năng máy SpO2 trước khi trao tặng bệnh viện dã chiến

Tầm quan trọng của máy SpO2 trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19

Chỉ số SpO2 (saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy qua mạch máu ngoại vi (ngón tay, dái tai). Chỉ số này được đo rất dễ dàng thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Mục đích của đo chỉ số SpO2 nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy máu của người bệnh, trước khi có các dấu hiệu trên lâm sàng như tím tái.

SpO2
Chỉ số SpO2 là độ bão hòa oxy qua mạch máu ngoại vi, nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy máu của người bệnh

Máy đo SpO2 cầm tay là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy máu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy),… và viêm phổi do Covid-19.

Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (máu đỏ).

Với bệnh Covid-19, chỉ số SpO2 khá quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe

Chỉ số hiện trên máy đo SpO2 thể hiện tỷ lệ phần trăm từ 0-100%. SpO2 bình thường là ≥ 97%, tức tình trạng oxy hóa trong máu được xem là đảm bảo. Nếu chỉ số dao động 97-92%, vẫn còn trong giới hạn chấp nhận được, người bệnh theo dõi tại nhà.

Trường hợp SpO2 thấp hơn 92% phản ánh tình trạng máu thiếu oxy nghiêm trọng, làm bệnh nhân có triệu chứng tím tái ở môi, ngón tay, bệnh diễn tiến nặng. Lúc này, người bệnh cần được cho hỗ trợ hô hấp, cho thở oxy bằng máy tạo oxy hoặc oxy y tế trong bình chuyên dụng. Nếu đã thở oxy với lưu lượng 5-10 lít/phút mà chỉ số SpO2 không cải thiện, không đạt trên 92% thì người bệnh đứng trước nguy cơ suy hô hấp phải can thiệp mức cao hơn, bắt buộc phải nhập viện.

Máy đo nồng độ oxy trong máu
Kiểm tra SpO2 liên tục là biện pháp cần thiết, an toàn, hiệu quả và đơn giản trong quá trình theo dõi người bệnh Covid-19

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở máy không xâm lấn như chế độ lưu lượng cao qua ống thông mũi HFNC hay CPAP… Nếu SpO2 tiếp tục không cải thiện, thậm chí mạch người bệnh đập quá chậm, dưới 60 lần mỗi phút, có khả năng “dọa ngưng tim”, các bác sĩ sẽ phải đặt ống nội khí quản cho thở máy xâm lấn.

“Sát thủ” thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân Covid-19

Thực tế ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi nặng và suy hô hấp nhưng không tương xứng với biểu hiện lâm sàng. Máy SpO2 cầm tay giúp bác sĩ đánh giá tốt hơn và có hướng xử trí hợp lý cho bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là ở các khu dã chiến, số lượng ca nhiễm không triệu chứng và nhẹ tương đối nhiều trong bối cảnh dịch hiện nay.

“Sát thủ” thiếu oxy thầm lặng khiến máy SpO2 được cho là tối quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân Covid-19

Theo đó, tại các bệnh viện dã chiến thu dung các ca nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng cần tăng cường kiểm tra chỉ số SpO2 cho bệnh nhân bằng thiết bị kẹp đầu ngón tay. Điều này nhằm sàng lọc phân loại bệnh nhân nặng, trung bình nhẹ, theo dõi phát hiện tình trạng diễn biến nặng.

Ngay lúc này, đội ngũ tuyến đầu cần lắm sự chia sẻ

TS.BS.Cao Tấn Phước (Giám đốc bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức) đã gửi lời cảm ơn đến bác sĩ Tú Dung cũng như Bệnh viện JW về sự hỗ trợ kịp thời, giúp bệnh viện thoát khỏi tình trạng thiếu hụt trang thiết bị y tế, đặc biệt là máy SpO2. Các trang thiết bị do Bệnh viện JW viện trợ sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ dễ dàng theo dõi người bệnh hơn và điều này giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở người mắc COVID-19.

Bác sĩ Tú Dung trao tặng máy SpO2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức

TS.BS.CKII.Phan Minh Hoàng (Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, kiêm Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 6) cho biết: “Ngoài ra, sự khích lệ và động viên về tinh thần cũng như những đóng góp của các đơn vị y tế khác về trang thiết bị y tế phần nào giúp đội ngũ y bác sĩ đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện dã chiến cảm thấy được chia sẻ, thấu hiểu, nhờ đó áp lực cũng phần nào giải tỏa”.

Bác sĩ Tú Dung trao tặng máy SpO2 tại Bệnh viện dã chiến số 6

Nhìn thấy sự vui mừng của lãnh đạo bệnh viện cùng toàn thể nhân viên y tế, lại càng khiến trái tim của bất kỳ ai cũng trở nên ấm áp lạ thường. Với chiến dịch lần này, Bác sĩ Tú Dung hi vọng sẽ phần nào san sẻ khó khăn với các y bác sĩ và lan tỏa nghĩa cử này đến với cộng động, để nhiều người chung tay góp sức giúp Sài Gòn vượt qua đại dịch.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc