Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không? Khả năng cải thiện dựa vào yếu tố nào? Làm sao để xác định nguyên nhân gây móm… Là những vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. 

Phẫu thuật hàm móm diễn ra khi nào?

Rất nhiều người đến tuổi trưởng thành mới phát hiện ra mình bị móm nặng. Đặc biệt tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc khuyết điểm  hô/móm hàm thường cao hơn một số nơi khác trong khu vực Đông Nam Á. 

Theo đó, phẫu thuật hàm móm là một phương pháp ra đời nhằm mục đích cải thiện khuyết điểm móm hàm gây ra do xương hàm mặt phát triển không đồng bộ. Phẫu thuật này sẽ can thiệp trực tiếp đến vùng xương hàm, điều chỉnh bằng hệ thống máy cắt gọt để đẩy lùi xương hàm về trước hoặc về sau, làm khít khớp cắn và chữa móm. 

Một trường hợp móm hàm đặc biệt, hàm dưới cách hàm trên 3,2cm

Đa phần các trường hợp móm hàm đều có khớp cắn không đồng nhất, một số người bị lệch hàm, trục hàm méo hẳn về một phía, hai hàm cách xa nhau. Người bị móm thường gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, do hai hàm xa nhau nên không thể cắn xé như người bình thường. 

Người bị móm hàm lâu năm rất dễ dẫn đến tình trạng liệt cơ hàm, khi ăn hai hàm thường rất mỏi. Vì thức ăn không được nhai kĩ càng nên rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Khi khớp hàm lệch, hai hàm xa nhau thì việc phát âm cũng không được rõ ràng như người bình thường. Tuy nhiên, vấn đề thẩm mỹ vẫn là nỗi tự ti lớn nhất đối với người bị móm hàm. 

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc, người có kinh nghiệm phẫu thuật thành công hơn 1.500 ca hàm mặt cho biết: 

“Phẫu thuật hàm móm sẽ can thiệp trực tiếp đến xương hàm mặt. Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không cần được xem xét trên nhiều phương diện, trong đó bao gồm kỹ thuật chuyên môn, cơ sở vật chất và cơ địa của bệnh nhân”.

Chuyên gia nói về phẫu thuật hàm móm

Theo bác sĩ Tú Dung, để xác định tình trạng hô móm hàm bệnh nhân cần được chiếu chụp phim hàm mặt. Từ đó, bác sĩ sẽ phân tích mức độ khuyết điểm và khả năng cải thiện phù hợp nhất. Trình độ chuyên môn của bác sĩ sẽ quyết định 90% sự thành công của ca phẫu thuật. Tuy nhiên, yếu tố công nghệ và cơ địa bệnh nhân cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không? Cần xác định trong từng yếu tố dưới đây:

+ Trình độ bác sĩ: 

Chuẩn đoán đúng nguyên nhân gây móm, xác định tỉ lệ hàm lệch lạc, khoảng cách hai hàm. Từ đó nghiên cứu và đề xuất phương pháp điều trị, mức độ cải thiện. Tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên về phẫu thuật tạo hình xương hàm mặt, hoặc đến các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt để được kiểm tra tình trạng và thăm khám. 

Một trường hợp hàm móm nặng được cải thiện

+ Hệ thống công nghệ

Phẫu thuật hàm móm cần có máy móc hiện đại (máy CT 3D, máy cắt xương chuyên dụng, nẹp vis titan). Giúp phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và an toàn.

+ Cơ địa bệnh nhân

Bác sĩ chỉ được phép tiến hành phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân đủ sức khỏe bước vào ca phẫu thuật. Chống chỉ định với các trường hợp người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh máu khó đông…

Nếu như đáp ứng được 3 yếu tố trên, phẫu thuật hàm móm không hề nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, đây còn được xem là phẫu thuật tạo hình mang lại giá trị cải thiện cao cả về chức năm hàm mặt lẫn tính thẩm mỹ. 

Ca sĩ Hoàng Anh lột xác sau phẫu thuật hàm móm

>>> Click xem thêm: Phẫu thuật cắt hàm chữa móm là gì? Có an toàn không?

Phẫu thuật hàm móm bao nhiêu tiền?

Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một số ít đơn vị có đủ khả năng chuyên môn và cơ sở vật chất đáp ứng được phẫu thuật hàm móm. Bạn đọc thắc mắc phẫu thuật hàm móm bao nhiêu tiền có thể tham khảo bảng giá chi tiết dưới đây.

[table id=3 /]

Phẫu thuật hàm móm như thế nào?

Để phẫu thuật hàm móm đảm bảo an toàn, đầu tiên bạn cần được thăm khám  và kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây móm, định lượng phương pháp và mức độ cải thiện. Lúc này sức khỏe đảm bảo là đã có thể bước vào phẫu thuật.

Phẫu thuật hàm móm sẽ được tiến hành thông qua đường mổ tại vị trí bên trong khoang miệng, tại vị trí răng số 4. Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4. Sau đó bóc tách khoang miệng và tiến hành cắt trượt xương hàm mặt theo các kỹ thuật. 

+ BSSO hàm trên:  Phẫu thuật cắt  xương hàm dưới trượt về sau để làm khít khớp cắn.

+ Nếu móm nặng, hai hàm xa nhau quá nhiều: bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt xương hàm dưới  đẩy  lùi về sau  (BSSO) và cắt chỉnh xương hàm trên kéo đưa về phía trước bằng phương pháp Lefort I. 
 
Mục đích của hai phương pháp này là để làm khít hai khớp cắn. Thông thường hàm trên phải ôm vào phần hàm dưới mới đảm bảo các chức năng hàm mặt. 

Hình ảnh khác biệt trước và sau khi phẫu thuật hàm móm

Thạc sĩ xe ôm Nguyễn Duy Phương
Ca phẫu thuật hàm móm cải thiện hơn 90% khuyết điểm cho chàng thạc sĩ xe ôm Nguyễn Duy Phương
Hot boy Khánh Du nổi khắp cộng đồng mạng sau khi phẫu thuật hàm móm
Hồng Anh chữa hàm móm và điều trị tâm lý thành công sau đại phẫu hàm móm
Anh Tuấn lột xác sau khi phẫu thuật hàm móm

Những lưu ý cần biết

+ Phẫu thuật hàm móm là đại phẫu

Phẫu thuật hàm móm là một đại phẫu lớn, can thiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương hàm mặt. Đặc biệt, vùng hàm có nhiều dây thần kinh và các mạch máu nên cần thật sự cẩn trọng và đảm bảo đúng kĩ thuật. Phẫu thuật cần được cầm máu kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người thực hiện. 

Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt phải có khả năng di dời dây thần kinh, không chạm đến các động mạch chủ và mạch máu để tránh tổn thương, hay biến chứng cho người thực hiện.

Phẫu thuật được tiến hành tại phòng mổ chuyên biệt

+ Thay đổi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ

Ngay sau khi phẫu thuật hàm móm bạn đã cảm nhận được sự thay đổi. Phẫu thuật làm khít khớp cắn giúp ăn nhai và phát âm tốt hơn. Khi hai hàm khít nhau, diện mạo thay đổi đáng kể thậm chí là lột xác ngay sau khi thực hiện. 

+ 18 tuổi là có thể phẫu thuật

Phẫu thuật hàm móm có thể được tiến hành khi bệnh nhân đã phát triển toàn diện cơ thể, độ tuổi 18 chính là thời điểm phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt phẫu thuật hàm móm có thể diễn ra sớm hơn nếu như cơ thể đảm bảo các yếu tố an toàn cho việc điều trị. 

Hệ thống máy CT3D hiện đại chiếu chụp rõ xương hàm mặt

Nếu trường hợp móm do xương hàm phát triển quá mức kèm theo răng mọc lộn xộn, bác sĩ sẽ chỉ định kèm theo biện pháp niềng răng trước hoặc sau phẫu thuật.

Thông qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không, cùng với đó là những thông tin hữu ích về phẫu thuật hàm móm. 

Hàm móm có di truyền không? Phẫu thuật hàm móm có đau không? Tất cả những câu hỏi của khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ tận tình khi đến với Bệnh viện JW.

>>> Click xem ngay Phẫu thuật hàm móm: Phục hồi nhanh – Không đau – Khộng sẹo – Khác biệt ngay sau phẫu thuật. Hàng nghìn người bị móm đã hết móm nhờ áp dụng phương pháp chỉnh hàm móm này. Phẫu thuật hàm móm giúp bạn cải thiện tình trạng miệng móm chỉ sau một lần phẫu thuật, không gây đau nhiều, hoàn toàn không sẹo hoặc bất kì dấu vết phẫu thuật.

Bệnh Viện Thẩm Mỹ JW Hàn Quốc

Bệnh Viện JW Hàn Quốc
Từ khóa:
Bài viết này không có thẻ nào.