Y học tái tạo: “Sinh sau đẻ muộn” nhưng lại phát triển vượt bậc

Sự tái sinh của một cơ quan hay thậm chí nội tạng là điều không xa lạ gì trong thế giới động vật. Trong nỗ lực học tập các loài sinh vật khác và tìm hiểu tiềm năng tái sinh ở con người, một lĩnh vực y học mới được gọi là “y học tái tạo” đã ra đời. Thuật ngữ này được một giáo sư tại Trường Y Harvard là William A.Haseltine phát biểu vào năm 1999. 

y học tái tạo Regenerative Medicine

Thuật ngữ “y học tái tạo” được giáo sư William A.Haseltine phát biểu lần đầu năm 1999

Tổng quan

Haseltine định nghĩa y học tái tạo là: “một liệu pháp … sử dụng gen người, protein và tế bào để tái phát triển, phục hồi hoặc thay thế cơ học cho các mô bị tổn thương do chấn thương, bệnh tật hoặc bị bào mòn bởi thời gian. Y học tái tạo mang lại triển vọng chữa khỏi các bệnh ngày nay không thể điều trị hiệu quả, kể cả những bệnh liên quan đến lão hóa“.

Thật vây, y học tái tạo cá nhân hoá đề cặp đến công nghệ cấy ghép tế bào hay cấy ghép mô. Nhằm phục hồi hay sữa chữa hoặc tái tạo, phục hồi chức năng mô hay bộ phận trong cơ thể. Qua đó, giúp cho chúng hoạt động bình thường.

Ngành y học tái tạo (Regenerative Medicine) đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2019. Do tỷ lệ các bệnh mãn tính ngày càng phổ biến cùng với lĩnh vực thuốc tái tạo đang phát triển trên toàn cầu.

Các liệu pháp trong y học tái tạo 

Tế bào gốc 

tế bào gốc y học tái tạo

Liệu pháp TBG được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của y học tái tạo

TBG có 3 thiên chức lớn đó là: Thay Thế (replacement) – Tái Tạo (regeneration) – Sửa Chữa (repair).

Thay thế – các tế bào chết giúp cho mô tạng trẻ khỏe. Tái tạo/Sửa chữa – các tế bào bị tổn thương, giúp làm lành lại mô tạng, phục hồi sức khỏe. Được tìm thấy nhiều nhất trong phôi thai, tuỷ, máu.

Mặc dù vướng phải những lệnh cấm nhưng những thành tựu của tế bào gốc là không thể phủ nhận. Công nghệ tế bào gốc vẫn đang được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thử nghiệm khoa học, trong ống nghiệm hoặc nuôi cấy tế bào, và trong cơ thể động vật. 

Tế bào gốc nhau thai 

Là nhóm các tế bào gốc nguyên sinh nằm trong các cơ quan của bào thai.

Có 2 loại cơ bản:f

  • Tế bào gốc từ trong bào thai – được lấy khi phá thai 
  • Tế bào gốc bào thai ngoài tử cung thường nhặt được sau khi sinh.

Cả hai loại này đều không phải là loại tế bào gốc có thể bất tử nhưng lại có khả năng phân chia tế bào rất cao và đa dạng. Xem thêm: Tế bào gốc ứng dụng ”vạn năng” trong làm đẹp

Huyết tương

Y học tái tạo sinh sau đẻ muộn nhưng lại phát triển vượt bậc

Huyết tương được xem là thành phần “vàng” trong thẩm mỹ trẻ hoá da 

Hiện nay các phương pháp ứng dụng huyết tương tiểu cầu trong việc làm trẻ hoá da đã không còn quá xa lạ với nhiều người, nhất là các chị em. Tuy nhiên ít ai còn biết rằng huyết tương tiểu cầu còn làm được nhiều hơn thế. Nếu tiêm để điều trị xương khớp, sẽ giúp giảm đau viêm, kích thích việc tái tạo mới các mô. Từ đó ngăn chặn được nguy cơ lão hoá, thoái hoá xương khớp. 

Sử dụng huyết tương trong các bệnh nha khoa có thể giúp hạn chế khả năng ung thư hàm, viêm nướu nghiêm trọng; huyết tương còn tham gia vào việc trị rụng tóc, hói đầu,… 

Kỹ thuật mô 

Đây chính là kỹ thuật kết hợp giữa việc tái tạo và nuôi cấy tế bào trong môi trường tốt. Qua đó, giúp các tế bào sinh trưởng mạnh khoẻ. Sau đó đem các tế bào mới này cấy hoặc tiêm vào cơ thể cho bệnh nhân để giúp phục hồi sức khoẻ và năng lượng nhanh chóng. 

Xu hướng phát triển trong tương lai 

Y học tái tạo đang sẵn sàng chuyển trọng tâm từ chống lại bệnh tật sang bảo vệ sức khỏe con người trước khi xảy ra bệnh tật. Đây là chiến lược được ưu tiên hàng đầu ở những nước phát triển. Với trọng tâm là phục hồi hình thức và chức năng, chăm sóc phục hồi. Mong muốn cung cấp các phương pháp chữa trị mới cho những bệnh nhân cần đang thực sự cần nó.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học tái tạo đã và đang phát triển vượt bậc. Hứa hẹn sẽ tiếp tục nghiên cứu các liệu pháp mới, an toàn cho nhân loại. Những hiểu biết mới về nguyên nhân cơ bản của bệnh tật, cùng với các công nghệ mới nổi như xét nghiệm di truyền và trí thông minh nhân tạo (AI) đang góp phần giúp xác định chính xác những “ứng viên” có khả năng sẽ hoặc sẽ không đạt được kết quả trong điều trị.

Content Protection by DMCA.com
Bệnh Viện JW Hàn Quốc