Bệnh nhân ung thư vú: Tôi sống không bằng chết!

Một phụ nữ tìm đến Bệnh viện JW với một bên ngực trái bị cắt mất sau điều trị ung thư vú. Đây không phải là trường hợp đầu tiên Bệnh viện JW tiếp nhận là nạn nhân của ung thư vú. Tại Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư vú ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ đều có chung một nỗi đau.

* Bài viết là chia sẻ thật từ một bệnh nhân của Bệnh viện JW, một số thông tin cá nhân của bệnh nhân đã được thay đổi.

Cận cảnh quá trình đo vẽ trước mổ và sự thay đổi thần kỳ sau 5 giờ đồng hồ

Không khỏi bàng hoàng dù đã có bước chuẩn bị

Cô N. (56 tuổi) có em gái ruột mắc ung thư vú. Qua tìm hiểu, cô biết được bệnh này có yếu tố di truyền, vì vậy đều đặn 6 tháng/ lần cô thực hiện khám tầm soát. Cô chia sẻ rằng, đối với phụ nữ Á Đông thì vòng 1 là một điều thiêng liêng, nó giúp ngoại hình phụ nữ trở nên quyến rũ và còn thực hiện chức năng cho con bú. Chính vì thế, dù biết mình có yếu tố nguy cơ rất cao nhưng cô N. vẫn không mạnh mẽ đoạn nhũ chủ động như một số tư tưởng phương Tây (1).

(1) Angelina Jolie là một diễn viên nổi tiếng người Mỹ đã đoạn nhũ chủ động. Việc mẹ cô đã phải chiến đấu với bệnh ung thư trong gần một thập niên và qua đời khi mới 56 tuổi đã khiến Angelina Jolie đi đến quyết định phải “chủ động nhằm giảm thiểu các nguy cơ tới mức tối đa”. Angelina Jolie giải thích, các bác sĩ đã tiên liệu cô có 87% nguy cơ mắc ung thư vú và 50% nguy cơ mắc ung thư tử cung do mang một gen “bị lỗi”, có tên gọi BRCA1.

Vào một sáng tháng 2/2013, cô N. bàng hoàng khi nhận được kết quả mình bị ung thư vú. Khối u xuất hiện bên vú trái bắt buộc cô phải cắt tuyến vú vào tháng 9 cùng năm. Dù trước đó đã có bước chuẩn bị, nhưng điều này thật khó chấp nhận khiến cô N. rơi vào trạng thái trầm cảm.

Nỗi đau “sống không bằng chết” của bệnh nhân ung thư vú

Tháng 5/2017, cô N. tiếp tục bước vào cuộc phẫu thuật mới. Một vạt cơ lưng khá lớn được đắp vào vết lõm ở ngực. Sau phẫu thuật, phần ngực trái được san bằng nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu trở về trạng thái ban đầu. Nỗi đau mất ngực nay thêm vết sẹo lớn ở lưng càng khiến cô N. thêm bất lực. Cô N. chia sẻ rằng bản thân gần như tách khỏi xã hội, không muốn gặp gỡ bất kỳ ai, thậm chí chồng con trong gia đình cũng rất khó giao tiếp cùng cô.

Cô N. với 1 bên ngực bị cắt vì ung thư vú

Trên thực tế, vấn nạn trầm cảm sau phẫu thuật cắt tuyến vú đang tỉ lệ thuận với số ca mắc bệnh. Đây là điều ai cũng biết trước kể từ khi “nhận án” ung thư vú nhưng rất khó tránh khỏi. Nhiều trường hợp cho rằng họ đã không nghĩ việc mất ngực khiến họ “sống không bằng chết” như vậy.

Nhiều lần cô N. nghĩ về việc tái tạo ngực bằng cách đặt túi nhưng sau 8 năm, cô vẫn chưa tìm được cơ sở uy tín để thực hiện việc này, đồng thời vết thương lòng khiến cô lo ngại nếu phải phẫu thuật thêm lần nữa.

8 năm đau khổ đổi bằng 5 giờ phẫu thuật

Được gia đình động viên, đầu tháng 4/2021 cô N. đã tìm đến Bệnh viện JW, mong muốn được Bác sĩ Tú Dung giúp đỡ cho tình trạng của mình. Cô N. chia sẻ: “Chỉ là một cuộc phẫu thuật, nhưng cô đã trăn trở, hồi hợp và suy nghĩ trong một thời gian rất dài vì tâm lý vẫn chưa hoàn toàn ổn định. May mắn cô có chồng và con luôn ở bên!”. 

Sau thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, kết luận bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh và không có rủi ro gì nếu phẫu thuật tái tạo ngực, Bác sĩ Tú Dung đã tư vấn cô N. về phương pháp tối ưu nhất. Bên ngực trái bị cắt bỏ tuyến vú được đặt túi nâng và cấy mỡ tự thân tạo sự mềm mại, tự nhiên. Bên ngực còn lại bị chảy xệ cũng sẽ được treo tuyến và cấy mỡ phù hợp, tạo khe ngực quyến rũ, khác xa với khung ngực tràn rộng trước đây.

Bác sĩ Tú Dung phân tích tình trạng bệnh nhân trước khi mổ
Bác sĩ Tú Dung phân tích tình trạng bệnh nhân trước khi mổ

Tuy nhiên, đây là một trường hợp khó bởi tính chất đặc thù của việc tái tạo ngực, ekip mất 5 giờ đồng hồ để hoàn thành ca mổ. Và kết quả hoàn toàn đúng như dự kiến, cô N. sở hữu vòng 1 tự nhiên và căng tròn không khác gì các trường hợp nâng ngực khác. Sau khi hồi phục một thời gian, cô N. sẽ tiếp tục phẫu thuật tạo hình đầu vú, kết thúc quá trình tái tạo sẽ là vòng 1 hoàn thiện như bao phụ nữ khác.

Liều thuốc tinh thần hữu hiệu – tái tạo ngực

Bác sĩ Tú Dung chia sẻ rằng, với công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh hiện nay, có đến 80% phụ nữ chữa khỏi ung thư vú nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Việc cần thiết sau đó là liệu pháp tâm lý giúp phụ nữ đoạn nhũ không tự ti và tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó, tái tạo ngực chính là liệu pháp hữu hiệu nhất.

Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú là liệu pháp tâm lý hữu hiệu
Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú là liệu pháp tâm lý hữu hiệu

Việc tái tạo ngực mang lại hiệu quả cao về thẩm mỹ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ với kinh nghiệm nhiều năm. Ngoài ra, cần liên kết chặc chẽ với bác sĩ điều trị ung bướu để chắc chắn rằng bệnh nhân hoàn toàn có thể đáp ứng với phẫu thuật tái tạo. Đây được xem là một trong những kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ điều trị nhân đạo – thông điệp mà Bệnh viện JW đang dẫn đầu tại Việt Nam.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc