Công nghệ sinh học tế bào gốc được coi là một bước chuyển đột phá hoàn toàn mới. Trong y học nói chung và thẩm mỹ làm đẹp nói riêng, công nghệ này sẽ mang đến một xu hướng hoàn toàn mới trong điều trị.
Sơ lược về tế bào gốc
Cơ thể con người được cấu tạo từ rất nhiều loại tế bào khác nhau. Mỗi loại tế bào sẽ mang một chức năng riêng biệt. Các tế bào này sẽ cùng nhau thực hiện các chức năng duy trì sự sống cho cơ thể.
Trong đó, tế bào gốc là một tế bào sơ khai, nguyên liệu để sản xuất và phát triển thành các loại tế bào khác. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra cách thức ứng dụng tế bào gốc vào trong cuộc sống.
Đây là một phát hiện mang ý nghĩa rất lớn trong nền y học hiện đại. Trong tương lai gần công nghệ sinh học tế bào gốc sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho con người.
Công nghệ sinh học tế bào gốc “bước đột phát mới”
Công nghệ sinh học tế bào gốc
Nguyên liệu cho công nghệ sinh học tế bào gốc có 3 loại, được chia dựa theo nguồn gốc của tế bào gốc:
Tế bào gốc trưởng thành
Các nhà nghiên cứu tìm ra tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau trên cơ thể như:
- Não
- Tủy xương
- Máu và mạch máu
- Cơ xương
- Da
- Gan
Tế bào gốc trưởng thành thường sẽ có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như tế bào xương chỉ có thể phát triển thành tế bào máu, không thể phát triển thành tế bào da.
Tế bào gốc phôi
Do tính hạn chế của tế bào gốc trưởng thành, các nhà nghiên cứu đã phải tìm kiếm một loại tế bào gốc khác đa chức năng hơn. Đó là tế bào gốc nguyên sơ, hay còn gọi là tế bào gốc phôi. Tế bào gốc phôi có khả năng phân chia thành rất nhiều loại tế bào, thậm chí có thể phát triển thành bất kỳ tế bào nào. Nó có thể được xem là nguyên liệu hoàn hảo cho công nghệ sinh học tế bào gốc.
Loại tế bào gốc này được lấy từ phôi thai từ 3 – 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi thai sẽ có đến 150 tế bào sơ khai. Nếu sử dụng enzym tách lọc sẽ thu được tế bào gốc phôi. Phương pháp lấy loại tế bào này thường vấp phải sự phản đối của nhiều người do các vấn đề về đạo đức.
Tế bào gốc thai
Cũng giống như tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai có thể phát triển thành rất nhiều loại tế bào. Tuy nhiên, chúng được lấy từ cuống rốn của trẻ sơ sinh nên thường không vấp phải các vấn đề đạo đức.
Ứng dụng công nghệ sinh học tế bào gốc
Công nghệ sinh học tế bào gốc đang được ứng dụng rất nhiều cho cuộc sống con người.
Ứng dụng trong thẩm mỹ làm đẹp
Các chuyên gia thẩm mỹ sẽ kết hợp sử dụng công nghệ tế bào gốc cùng nhiều phương pháp làm đẹp khác. Điều này giúp cải thiện các vấn đề về sắc tố và lão hóa vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy, tế bào gốc còn giúp làm khít lổ chân lông, tăng sức đề kháng và săn chắc làm da của bạn.
Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong làm đẹp
Tại Bệnh viện JW, công nghệ tế bào gốc Multi+ được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ. Đây là một dạng tế bào gốc tự thân có độ tương thích rất cao với cơ thể. Kết quả đem đến luôn làm quý khách hàng hoàn toàn hài lòng.
Ứng dụng trong nghiên cứu
- Điều chế thuốc: Tế bào gốc được ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất thuốc. Các nhà nghiên cứu sẽ đo lường phản ứng của thành phần thuốc mới. Kiểm tra các phản ứng phụ có thể xảy ra để xác định mức độ an toàn của thuốc.
- Chuẩn đoán bệnh lý: Dựa trên nghiên cứu tế bào gốc, các bác sĩ có thể dự đoán được các khuyết tật và bệnh lý bẩm sinh của con người. Từ đó, đưa ra các tiến trình , phát đồ điều trị phù hợp nhất.
- Tái tạo mô để cấy ghép: Sử dụng tế bào gốc để phát triển thành các mô chuyên biệt khỏe mạnh. Sau đó cấy ghép vào cơ thể người bệnh để chữa trị. Một ví dụ thực tế đó là cấy ghép cơ tim cho người bệnh tim.
Ứng dụng trong điều trị bệnh
Tái tạo mô là một trong những công dụng thần thánh của công nghệ sinh học tế bào gốc. Nhờ có khả năng tái tạo và phân chia mạnh mẽ, tế bào gốc đang được đánh giá rất cao trong y học.
Tế bào gốc mang lại lợi ích rất lớn trong điều trị bệnh
Các bác sĩ sử dụng tế bào gốc để chữa trị các loại bệnh như:
- Parkinson: Nguyên nhân rối loạn cử động ở bệnh này liên quan đến các tế bào não. Nên các chuyên gia cho rằng việc sử dụng tế bào gốc để tái tạo các tế bào não sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
- Bệnh tim mạch: Sử dụng tế bào gốc để nuôi dưỡng các tế bào mô cơ tim khỏe mạnh. Sau đó cấy ghép vào tim của người mắc bệnh tim mạch để chữa trị.
- Bệnh lý về máu: Tế bào gốc tủy xương có khả năng phát triển thành các tế bào máu. Giải quyết được rất nhiều các loại bệnh thiếu hồng cầu, bạch cầu, suy giảm miễn dịch…
- Bệnh tiểu đường: Tế bào gốc phôi thai có thể giúp khôi phục khả năng sản xuất Insulin. Đây có thể coi là một bước tiến mới trong điều trị tiểu đường type 1.