Bạn biết gì về cấu tạo của da mặt?

Ai cũng biết da đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta vừa là lớp bảo vệ bên ngoài  vừa  giúp bạn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vậy bạn đã biết gì về cấu tạo của da mặt? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
cấu tạo của da mặt - hình 1
cấu tạo của da mặt

Định nghĩa về da

Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn..) nênđối với mỗi người da đóng một vai trò rất quan trọng.

Là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.

Cấu tạo của da mặt

Da có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì.

Sơ lược về cấu tạo của làn da
Sơ lược về cấu tạo của làn da

Lớp biểu bì: Dày khoảng 0,2 mm có độ dầy khác nhau tùy tùng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở quang mắt. Lớp biểu bì tính từ ngoài vào được chia thành 4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.

+ Lớp đáy:  Là lớp dưới cùng biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy sẽ được diễn ra liên tục. Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố Melanocytes (Chân nám), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.

Melamin
Melamin

Tế bào chứa melanin quyết đinh màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng  chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác là rất khó.

Khi ra nắng , tuyến mồ hôi sẽ tiết ra axit urocanic, tế bào hạt sinh ra hắc tố melanin, tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại. Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về mặt thẩm mỹ trên da: tế bài sừng dày ra, bịt chặt tuyến bã nhờn gây mụn, sắc tố melanin làm da sậm lại là nguyên nhân khiến da sần sùi, đen sạm đi và dễ nổi mụn.

+ Lớp gai: Bề mặt tế nào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau là nơi diễn ra sự trao đổi chất, phát triển biệt hóa các tế bào. Có từ 5 đến 10 lớp đây được coi là lớp dầy nhất trong biểu bì.

+ Lớp hạt: Vị trí nằm ở trên lớp gai , có từ 3 – 4 hàng tế bào, chổ dày chổ mỏng tùy theo vị trí của da, tế bào hình thoi nhân sáng chứa nhiều hạt lóng lánh gọi là keratohyalin.

+ Lớp sừng: là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da. Có khoảng từ 10 đến 20 lớp.

Lớp trung bì: là một mạng lưới nằm ngay sát ngay dưới biểu bì chứa các sợi liên kết, có nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng da.  Lớp trung bì có chứa Collagen và Elastin định hình cấu trúc của da, tạo tính đàn hồi và độ săn chắc của da. Đây còn là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi.

Lớp hạ bì: Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt. Tùy theo từng vị trí mà các mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi. Thông thường mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.

Kim Tae Hee

Qua bào viết hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ sơ lược về cấu tạo của làn da cũng như sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cũng như biết quan tâm đúng cách tới làn da của mình.

Bệnh Viện JW Hàn Quốc